Lấy mẫu chất độc

0
526
chất độc
Rate this post

Lấy mẫu chất độc

chất độc

1.Mẫu nước tiểu.

Mẫu nước tiểu rất quan trọng trong lấy mẫu  phân tích chất độc. các đặc điểm tiêu biểu của nước tiểu mang lại nhiều kết quả tốt như: Thể tích mẫu lớn, nồng độ chất độc trong mẫu nước tiểu thường cao hơn trong mẫu máu và mẫu nước tiểu  có thể chứa các sản phẩm chuyển hóa của chất độc, do đó giúp việc xác định định danh được chất độc đó. Mẫu lấy thường là 50 ml, không thêm bất kì một chất bảo quản nào, lấy càng sớm càng tốt, và lấy trước khi dùng thuốc điều trị ngộ độc.

2. Mẫu máu

Mẫu máu có thể là huyết tương, huyết cầu, huyết thanh đều có thể sử dụng trong phân tích định tính định lượng chất độc. Trong ngộ độc CO, cyanid thì buộc phải lấy máu toàn phần để đem đi xét nghiệm. Ở người lớn mẫu lấy khoảng 10ml cho vào một ống nghiệm có chứa heparin. Thông thường không có sự khác biệt giữa nồng độ chất độc trong huyết tương hay huyết thanh. Tuy nhiên nếu chất độc không phân bố trong hồng cầu thì mẫu máu bị huyết giải làm loãng nồng độ chất độc. Ở bệnh nhân nghi ngờ ngộ độc CO, khi lấy mẫu tránh để khoảng không khí trong ống phí trên mẫu

3. Mẫu lấy là dịch dạ dày

Mẫu dịch dạ dày là do bệnh nhân nôn mửa hay do hút rửa dịch dạ dày. Khi lấy mẫu chúng ta cần lấy dịch hút được ở phần đầu nguyên do là vì  phần cuối của cái dịch dạ dày đã bị pha loãng nồng độ. Do dịch dạ dày thường chứa thức ăn do đó chất độc phân bố không đều trước khi tiến hành phân tích cần ly tâm hay lọc lấy dịch chiết để phân tích.  LẤy khoảng 20ml dịch không cho thêm chất bảo quản. Mẫu được lấy càng sớm càng tốt và thường không chứa sản phẩm chuyển hóa của chất độc

Độc tính của chất độc hữu cơ sẽ được thể hiện bằng cả phân tử chứ không thể hiện riêng thành phần các nguyên tử tạo nên nó thậm chí ngay khi ta thay khi thay đổi một gốc hay nhóm chức nào của phân tử cũng làm giảm độc tính hoặc ngược lại

Đối với các chất độc vô cơ thì  ngược lại. Cả nguyên tố vô cơ lẫn muối của chúng đều mang tính độc. Cho nên khi xác định yếu tố gây độc chỉ cần xác  định nguyên tố gây độc không cần xác định cả hợp chất của nó

Các chất độc vô cư gồm một số kim loại như arsen, thủy ngân chì kẽm coban, bari… một số gốc acid độc như nitrit, oxalat.. các chất kiềm mạnh

Tùy theo phương pháp phân lập các chất độc vô cơ từ các mẫu thử hữu cơ người ta chia nó thành 3 nhóm chính

  • Các chất độc vô cơ được phân lập bằng phương pháp vô cơ hóa : các kim loại
  • Các chất độc vô cơ được phân lập bằng phương pháp thẩm tích : các anion đọc
  • Các chất độc vô cơ được phân lập bằng phương pháp đặc biệt

Chất độc là bất kì chất nào trong một điều kiện nhất định đều gây hại từ mức độ nhẹ( đau đầu, nô) đến nặng ( co giật, hôn mê) nặng hơn nữa là tử vong

Độc tính là một khái niệm về liều lượng nó mô tả tính chất gây độc của một chất nào đó đối với cơ thể sống và được biểu hiện bằng liều gây chết

Độc chất học là môn nghiên cứu về tính chất lý hóa và tác động của chất độc đối với cơ thể sống và sử dụng các phương pháp kiểm nghiệm để phát hiện phòng và chống lại tác động cuả chất độc