Bao bì dược phẩm

0
707
Rate this post
  1. Chức năng của bao bì

    bao bì
    • Bảo vệ sản phẩm

Chức năng ngăn chặn, chống tạp nhiễm vào sản phẩm là chức năng cơ bản nhất

  • Yêu cầu bao bì:

+ ĐỦ chắc chắn để chứa sản phẩm

+ Không rò rỉ, khuếch tán các thành phần của bao bì ra sản phẩm, không cho sản phẩm thấm qua bao bì

+ Bảo quản được đặc tính vật lý của thuốc, bảo vệ chống lại sự vỡ hỏng

+ Không làm biến đổi các thành phần của thuốc

+ Chống lại ảnh hưởng yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu lực của thuốc

+ Bảo vệ sản phẩm chống sự giả mạo.

  • Hình thức và thông tin

+ Tạo kiểu dáng

+ Chứa thông tin chủ yếu về sản phẩm giúp: củng cố thêm chỉ dẫn cho bác sĩ, dược sĩ; tuân thủ của bệnh nhân

  • Nhận biết sự nguyên vẹn của sản phẩm

+ Sự không nguyên vẹn của bao bì sự giả mạo mất cắp, bảo vệ người tiêu dùng

+Bảo vệ trẻ em

  1. Bao bì thường gặp: đại diện: thủy tinh

    mẫu bao bì thủy tinh
    • Đặc điểm

  • Được sử dụng rộng rãi
  • Thành phần cấu tạo: cát SiO2; thủy tinh vụn, sô đa khan, đá vôi; cation: Al3+; Bo3+; Ca2+; Zn2+; Mg2+; Na+; K+;…; anion O2-
  • Giảm Na+: thủy tinh có đặc tính chống lại tác nhân oxy hóa
  • Không có Na+: thủy tinh rất khó làm chảy
  • B2O3: điều chỉnh quá trình nóng chảy của thủy tinh
  • Al2O3: tăng độ cứng, tăng độ bền, tăng khả năng chống lại tác nhân hóa học
  • Oxyd sắt: thủy tinh có màu hỗ phách, chống tia cực tím có thể nhiễm vào sản phẩm
    • Ưu nhược điểm

  • Ưu điểm:

+ trong suốt  nên có thể kiểm tra sơ bộ sản phẩm cảm quan, phát hiện sự biến chất của sản phẩm

+ trơ về mặt hóa học không tương tác với sản phẩm

+ Hình dạng ổn định khi tiệt khuẩn

+ Không thấm khí, hơi nước

+ Bề mặt nhẵn, dễ rửa sạch với nước.

  • Nhược điểm

+ nặng

+giòn

+ dễ vỡ

+ chi phí cao

+thực tế không hoàn toàn trơ về mặt hóa học

+ độ bền của thủy tinh khi tiếp xúc với nước phụ thuộc vào thành phần của thủy tinh làm bao bì.

  • Phân loại
  • Cấp 1: Thủy tinh borosilicat trung tính

+ có tác dụng bảo vệ cao, trơ về mặt hóa học

+ Cation kiềm được thay thế: Bo3+; Al3+; Zn2+; hoặc kết hợp Bo3+; Al3+; Zn2+;

+ Đắt

  • Cấp 2: thủy tinh đã được xử lý bề mặt

+ Thủy tinh Na-Ca loại kiềm bề mặt

+ Trơ về mặt hóa học

+ Xử lý thủy tinh

  • Cho tiếp xúc SO2 nhiệt độ cao
  • Ngâm vào dung dịch HCl loãng, luộc =NaCl
  • Cấp 3: thủy tinh Na-Ca kiềm

+ Không được xử lý

+ Chống lại tác nhận ở mức độ trung bình

  • Cấp 4: thủy tinh Na-Ca kiềm

+ Độ bền nước thấp

+ Chủ yếu đựng loại nước uống

  • Lựa chọn bao bì thích hợp

Mỗi loại chế phẩm cần loại bao bì khác nhau. Dựa vào độ ổn định của dược chất, đặc tính dược chất, bao bì mà ta sử dụng các loại bao bì khác nhau.

  • Cấp 1: đựng thuốc tiêm, máu, chế phẩm máu
  • Cấp 2: các tính acid hay trung tính của dùng đường tiêm
  • Cấp 3: có thể đựng bột pha tiêm; chế phẩm không dùng đường tiêm
  • Cấp 4: chế phẩm rắn, lỏng không đường tiêm.