PGS TS BS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm dị ứng và miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai; Trưởng Bộ môn dị ứng miễn dịch lâm sàng (Đại học Y Hà Nội) cho biết: Thời tiết ẩm ướt dễ sinh nấm mốc là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh, trong đó có bệnh hen phế quản.
Hen phế quản là bệnh viêm nhiễm mãn tính đường hô hấp có liên quan khá chặt chẽ đến việc thay đổi về thời tiết và nhất là khi ẩm ướt. Tại sao vậy? Tại vì, thời tiết thay đổi (tức là chuyển từ thời tiết nóng sang lạnh, mùa thu sang mùa đông), thay đổi độ ẩm làm cho phế quản sẽ co thắt hơn. Bệnh dễ gặp chuyển biến mạnh khi mùa đông sang xuân cũng . Thời tiết mùa xuân là mùa mát mẻ nhưng dễ có ẩm nồm xảy ra nhiều bệnh về đường hô hấp trên như nhiễm vi khuẩn, virus và cảm cúm.
hen phế quản (còn gọi là suyễn) là một bệnh hô hấp mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường thở dẫn đến phù nề, co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhầy nhụa gây bí tắc, tăng tính phản ứng của phế quản.
Các triệu chứng của hen:
Bệnh hen gặp ở mọi lứa tuổi không có đối tượng chính xác dễ mắc là ai và ở mọi các quốc gia trên thế giới. Hen phế quản là bệnh có thể bị dị ứng trong mọi trường hợp do các dị nguyên lạ bằng bất kì thứ gì gây nên như: phấn hoa, bụi không khí.
Các triệu chứng của hen chỉ xảy ra trong cơn hen, ngoài cơn hen người bệnh như nguwoif bình thường. Cơn hen hay xuất hiện về đêmtối hoặc khi tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh hoặc các yếu tố thuận lợi.
Các triệu chứng của hen diễn ra từng cơn từng đợt một không liên tục, có thể tự phục hồi sau khi điều trị.
BS Nguyễn Văn Đoàn nói: “Hiện vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh nhưng được cho là do sự phối hợp bất thường về di truyền với sự tấn công của một số tác nhân gây bệnh từ môi trường sống. Bệnh có tính di truyền rõ rệt, nếu bố hay mẹ bị hen thì đương nhiên con cái bị mắc bệnh (từ 25-30% nguy cơ mắc bệnh); nếu cả bố và mẹ bị mắc bệnh hen thì có từ 50- 60%, nhưng nếu cả bố và mẹ không bị hen, nguy cơ này chỉ chiếm 5-10%”.
Các dị nguyên gây bệnh: hen phế quản là một bệnh dị ứng, có thể gây ra do nhiều loại dị nguyên khác như: bọ nhà, phấn hoa, lông mao, nấm mốc, phấn côn trùng.
Người bệnh hen có thể khởi phát cơn hen cấp khi tiếp xúc với dị nguyên lạ bằng tất cả thứ gì đềugây bệnh như: Nhiễm cảm cúm; Ô nhiễm môi trường nơi ở học tập làm việc; Gắng sức; Thay đổi thời tiết, thay đổi nhiệt độ.
Bệnh hen có nguy hiểm không? bệnh hen rất nguy hiểm song, rất nhiều bệnh nhân vẫn chưa để tâm đến nó. Họ thường cho là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, chỉ gây khó chịu thôi nhưng trên thực tế lại có. Bởi vì, chỉ sau vài phút không thở được bệnh nhân có thể liệt trung tâm hô hấp, thiếu oxy mà tử vong. Trong hen cấp có thể xảy ra những biến chứng như: suy hô hấp cấp, có thể gây ra tử vong vì không thở nổi, không thở trong vài phút có thể gây ra tử vong.