Chất làm tăng độ tan

0
729
bao bì thuốc tiêm
Rate this post

Chất gây thấm và gây phân tán

bao bì thuốc tiêm

1, khái niệm

Trong một số trường hợp dược chất đưa vào dạng thuốc tiêm có độ tan rất thấp trong dung môi hoặc do cần làm tăng độ ổn định của dược chất trong chế phẩm hoặc muốn kéo dài tác dụng của thuốc người ta bào chế thuốc tiêm hỗn dịch. thuốc tiêm hỗn dịch là một trong những thuốc tiêm khó cả về thiết kế công thức lẫn kỹ thuật pha chế. hỗn dịch tiêm pha chế xong phải dễ dàng đóng ống với sai số hàm lượng trong từng đơn vị đóng gói phải nằm trong giới hạn cho phép, phải dễ dàng rút thuốc vào bơm tiêm để tiêm không đóng bánh dễ dàng phân tán đồng nhất trở lại khi lắc lọ thuốc và không gây tắc kim khi tiêm. hỗn dịch tiêm phải giữ được kích thước tiểu phân dược chất ổn định trong quá trình bảo quản chế phẩm. Để đáp ứng các yêu cầu trên trong thành phần của một thuốc tiêm hỗn dịch ngoài các chất điều chỉnh pH, đẳng trương, sát khuẩn còn có thêm

  • các chất gây thấm thường dùng là chất diện hoạt như polysorbat 80, lecithin
  • các tác nhân treo làm tăng độ nhớt của môi trường phân tán như natri cacboxymethylcelluose, sorbitol, manitol có tác dụng ngăn cản hình thành các tinh thể lớn trong quá trình bảo quản thuốc tiêm hỗn dịch

2, Các tá dược khác

Để bào chế các chế phẩm thuốc tiêm ở dạng bột đông khô nhất là khi lượng dược chất được dùng với liều rất nhỏ tự nó không thể hình thành bánh đông khô có hình dạng các định khi đó phải thêm vào thành phần của thuốc tiêm các tá dược độn. Tá dược độn giúp tạo khuôn để dược chất phân tán vào. Tá dược độn thường dùng là manitol , lactose, glycin. Khi bào chế các thuốc tiêm đông khô có dược chất là protein, liposome cần có thêm chất bảo vệ dược chất không bị phá hủy trong giai đoạn đông lạnh hoặc giai đoạn làm khô hay cả hai. Các chất bảo vệ thường dùng là bột đường, latose, saccarose

3, Bao bì đóng gói thuốc tiêm

Bao bì đóng thuốc tiêm là một thành phần không thể thiếu để có một sản phẩm thuốc tiêm. Bao bì đóng thuốc tiêm có vai trò duy trì sự nguyên vẹn của chế phẩm thuốc tiêm tạo điều kiện thuận lợi khi vận chuyển bảo quản và sử dụng. Bao bì đóng  thuốc tiêm có thể là óng tiêm thủy tinh được hàn kín, chai lọ bằng thủy tinh có nút cao su bọc một lớp nhomm được chụp bên ngoài , cũng có thể là túi hay chai làm bằng chất dẻo cũng có thể là hệ bơm kim tiêm đóng sẵn

Thuốc tiêm bắt đầy tiếp xúc với bao bì từ khi thuốc được đóng vào bao bì chịu tác dụng của nhiệt trong quá trình tiệt khuẩn bằng nhiệt và tiếp xúc liên tục trong suốt quá trình bảo quản chế phẩm cho tới khi thuốc được sử dụng cho người bệnh. Trong quá trình tiếp xúc kéo dài đó các thành phần từ bề mặt bao bì có thể khuếch tán vào thuốc tương tác với các thành phần có trong thuốc làm biến chất dược chất trong chế phẩm làm giảm hàm lượng dược chấ làm giảm hiệu lực điều trị và độ an toàn của thuốc. Do đó việc lựa chọn bao bì có những đặc tính phù hợp với thuốc tiêm sẽ đóng vào bao bì đó là một bước rất quan trọng