ngộ độc barbiturat

0
908
Thuốc ngủ barbiturat
ngộ độc barbiturat
5 (100%) 1 vote

Barbituric tác dụng nhanh để hòa tan trong mỡ hơn barbituric chậm, vì vậy do sự phân chia lại nhanh vào tổ chức mỡ, chỉ 30 phút sau khi tiêm, thiopental đã rời bỏ tổ chức não làm cho bệnh nhân tỉnh lại.

Thuốc ngủ barbiturat

Barbituric tác dụng lên các ty lạp của các tế bào làm giảm sự tiêu thụ oxy, sự phát sinh ra nhiệt lượng và acid lactic. Với liều cao, barbituric ức chế thần kinh trung ương.

 

Ngộ độc barbituric có tác dụng nhanh (thiopental)

Thiopental có thể gây tăng phản xạ nhanh ngay lập tức co thắt: co thắt thanh quản, phế quản

Nếu tiêm nhanh có thể gây ngừng thở.

Thiopental quá hạn sử dụng có thể gây sunfhemoglobin truy mạch rất nguy hiểm và suy hô hấp cấp do đó phải chú ý chất lượng thuốc. Triệu chứng của sunfhemogỊobin máu giống như methemoglobin máu.

Ngộ độc barbituric chậm

Hiện nay có nhiều trường hợp Tự tử bằng barbituric nhưng lại chết chậm thường gặp, với liều rất cao qua đường uống do rất có sẵn thuốc viên.

Hôn mê:

Bệnh nhân uống nhiều thuốc thì tỷ lệ tử vong càng cao, tuy nhiên nhiều trường hợp uống liều gây chết mà chưa bị chết do quá trính chuyển hóa và đào thải theo cơ địa từng người

Hôn mê do ngộ độc barbituric có thể chia ra 4 mức độ sau:

Giai đoạn 1: gọi to còn trả lời. Điện não: sóng nhanh lẫn sóng alpha bình thường. Tỷ lệ barbituric trong máu 20mg/lit.

Giai đoạn 2: cấu véo, phản ứng đúng. Điện não: sóng chậm theta và denta.

Tỷ lệ barbituric trong máu: 40mg/l.

Giai đoạn 3: cấu véo phản ứng hỗn độn, không đúng. Chưa có xuất hiện rối loạn thần kinh thực vật . sóng chậm to, không có phản ứng gì kháng lại với tiếng động và cấu véo. Tỷ lệ barbituric trong máu 80mg/l.

Giai đoạn 4: cấu véo không còn phản ứng. Đã có  thần kinh thực vật rối loạn: rối loạn hô hấp, ngừng thở, truy mạch, sốt cao hoặc hạ nhiệt.

Tỷ lệ barbituric trong máu: 100mg/l

Có 2 cơ chế giải thích các rối loạn này:

Phế nang giảm lượng  khí thông, barbituric có tác dụng trực tiếp ức chế thần kinh trung ương đặc biệt là trung tâm hô hấp ở hành tuỷ.  thông khí phế nang giảm dẫn đến cả giảm Pa02 và tăng PaC02.

Tắc nghẽn đưồng hô hấp trên do hôn mê sâu: tụt lưỡi về phía sau, ứ đọng đờm dãi, mất phản xạ ho, hít phải chất nôn và dịch vị.

Hai cơ chế nêu ở  trên có dẫn đến một tình trạng suy hô hấp cấp tính  rất nặng, đặc biệt là khi có hiện tượng trào ngược dạ dày dichj vị gây hội chứng Mendelson. 1 trong những tác hại nhưng Rối loạn hô hấp thường là nguyên nhân chính và chủ yếu  gây tử vong ở một số trưòng hợp ngộ độc.

Rối loạn tuần hoàn:

khi hôn mê ngộ đọc nặng xảy ra tình trạng này. Bệnh nhân mất phản xạ, chảy đờm dãi…

Tình trạng truỵ mạch càng dễ xẩy ra và nặng hơn nếu phối hợp thêm các dấu hiệu mất nước và điện giải , tắc các mạch phổi do nằm lâu ngày dễ bất động.

Rối loạn điểu hoà thần kinh:

Bệnh nhân có thể bị sốt cao có thể đên sgaanf 40 độ  hoặc ngược lại hạ thân nhiệt thấp hơn 37 độ trong trường hợp ngộ độc nặng.

Bội nhiễm:

Ở bộ máy hô hấp do ứ đọng đờm dãi nhiều và xẹp phổi nặng gây khó thở.

Ở chỗ loét mục do nằm bất động.

Suy thận cấp: chức năng thận suy giảm nhanh chóng các triệu chứng cấp tính

Nếu phát hiện được thì sau quá trình giải độc bệnh nhân có thể phải chạy thận nhân tạo

 

Dịp phát bệnh:

Ngộ độc barbituric là nguyên nhân thuận lợi gây tai biến mạch não rất nguy hiểm đên tính mạng, tắc động mạch phổi, nhồi máu có tim. Ở một bệnh nhân ngộ độc barbituric nếu không tỉnh sau khi chạy thận nhân tạo lập tức phải nghĩ đến tai biến mạch máu não mới xuất hiện.