Viêm xoang cấp
là hiện tượng các xoăn mũi sưng to lên làm cho xoang mũi không thông được và ứ đọng dịch nhầy, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Bệnh thường phát triển vào thời điểm giao mùa.
Biến chứng:
Do vị trí của mũi nằm ở phần đầu của đường hô hấp là nơi tiếp nhận và lọc sạch không khí, nên khi bị viêm thì thường liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận khác.
Sau đây là một số biến chứng nguy hiểm:
- Nhiễm khuẩn thứ phát gây viêm xoang mãn tính: đó là tình trạng viêm xoang cấp kéo dài hay lặp lại nhiều lần.
- Gây nên các bệnh về đường hô hấp( viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản…): mũi là cơ quan tiếp nhận và khởi đầu quá trình sưởi ấm , làm ẩm và lọc sạch không khí, khi bị bệnh chức năng của mũi bị giảm đi trong một số trường hợp người bệnh dùng miệng để thở không khí lạnh kèm với vi khuẩn đi xuống cổ họng dễ gây viêm, sung, ho, đau rát…
- Biến chứng về mắt: vì lỗ xoang và hốc mắt khá gần nhau ngăn cách nhau bởi các vách ngăn mỏng nên không thể ngăn cản hết các vi khuẩn có trong dịch nhầy làm hại đến mắt gây nên các bệnh như viêm túi lệ, áp xe mi mắt, mắt bị mờ…
- Viêm cốt tủy( viêm hoại xương của hốc xoang ): các chất nhầy khi bị viêm xoang tiết ra làm viêm phần cốt thái dương cũng như phần xương hàm nếu không có biện pháp tiêu dịch.
- Biến chứng về máu: các mạch máu ở mũi rất phong phú để đảm bảo giữ ấm và làm ẩm không khí, niêm mạc xoang bị tổn thương khiến vi khuẩn đi vào máu gây nhiễm trùng huyết. Các mạch máu của xoang có thể bị tắc ảnh hưởng đến nguồn cung cấp máu cho não nguy hiểm hơn có thể dẫn tới đột quỵ.
- Biến chứng hệ thần kinh:các dây thần kinh sọ não đều đi qua và liên quan đến vùng tai-mũi-họng vỏ não tiếp xúc với những vùng bị tổn thương cũng gây ảnh hưởng tới màng não, chúng cản trở sự lưu thông khoang tĩnh mạch cũng như là xoang hang. Biểu hiện là các cơn đau đầu, phát sốt.
- Gây nên các bệnh về tai: gây viêm tai giữa…
Phòng và điều trị:
- Làm sạch mũi bằng nước muối sinh lí hoặc các thuốc co mạch giúp giảm phù nề.
- Sử dụng kháng sinh nếu có bội nhiễm vi khuẩn.
- Nội soi để rửa, hút dịch xoang.
- Dùng các thuốc giảm đau paracetamol, thuốc chống viêm: aspirin, ibuprofen,NSAID…
- Đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn, chất độc hại gây đến mũi.
- Chế độ ăn uống hợp lí, bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ.
Lưu ý:
- Viêm xoang cấp thường rất hay xuất hiện ở trẻ nhỏ nên cần đặc biệt lưu ý các thuốc chống chỉ định cho đối tượng này(thuốc ho, thuốc kháng sinh, thuốc co mạch tại chỗ…).
- Nếu nguyên nhân gây bệnh là virus thì không được dùng các NSAID.
copy ghi nguồn:https://thuocbietduoc.edu.vn/