Khi nhắc đến bệnh Gout, chúng ta không thể không nói tới một chế độ dinh dưỡng khoa học, giảm đạm để hạn chế tạo ra acid uric trong máu. Hãy tìm hiểu chế độ ăn “1 mũi tên trúng 2 đích” ngay sau đây!
Chế độ ăn- “Một mũi tên trúng hai con chim” cho bệnh gút
Theo một nghiên cứu được công bố mới đây trên Tạp chí y học Anh (British Medical Journal – BMJ), chế độ ăn kiêng đã và đang được thực hiện cho các bệnh nhân tăng huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch (chế độ DASH) cũng có tác dụng hạ acid uric máu, có lợi với bệnh gút.
Để có được nhận định này, các nhà khoa học Mỹ và Canada đã so sánh mối liên quan với nguy cơ bị bệnh gút giữa việc thực hiện chế độ DASH và chế độ ăn “Western”- gồm thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, khoai tây chiên, ngũ cốc tinh chế, bánh kẹo và món tráng miệng.
Dữ liệu được thu thập và cập nhật cứ 4 năm một lần trong suốt 26 năm từ năm 1986 đến năm 2012 ở 44.000 nam giới trong độ tuổi từ 40- 75. Những đối tượng này tiền sử không hề bị mắc bệnh gút, họ đã thực hiện tích điểm vào bảng hỏi chi tiết về loại lương thực mà họ đã tiêu thụ. Qua quá trình thu thập dữ liệu cho thấy, nhóm cho điểm số chế độ DASH cao thì nguy cơ mắc bệnh gút thấp hơn hẳn so với nhóm những người có thói quen ăn theo chế độ Western.
Nghiên cứu này đã cung cấp một cách tiếp cận hấp dẫn về chế độ ăn “1 mũi tên trúng hai đích”: vừa giúp kiểm soát acid uric vừa ổn định huyết áp, ngăn ngừa biến cố tim mạch- những thể bệnh mắc kèm rất phổ biến ở những người bị bệnh gút.
Bật mí thực đơn của chế độ ăn DASH
Chắc hẳn các bạn rất tò mò không biết thực đơn này có những loại thực phẩm nào và liệu nó có gì mới lạ hơn so với chế độ ăn của bệnh Gout mà các bạn đã được biết đến trước kia phải không?
Ngoài chế độ ăn hạn chế thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, nội tạng động vật, hải sản hay bia rượu, các bạn hãy bổ sung cho bữa ăn hàng ngày trái cây và rau quả, đặc biệt nên thêm vào thực đơn các loại ngũ cốc nguyên hạt như ngô, gạo lứt, mè, đậu, yến mạch,…. Một điểm khác biệt nữa ở chế độ ăn DASH là các bạn cần lưu ý hạn chế đồ uống có đường và ăn ít muối.
Ngăn ngừa, kiểm soát bệnh Gout ngoài chế độ ăn cần làm gì?
Một chế độ ăn giảm đạm ngăn ngừa tạo ra acid uric, tuy nhiên, kể cả có ăn chay, kiêng thịt tuyệt đối thì vẫn có thể khiến nồng độ acid uric máu tăng cao, nếu một khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa và suy giảm chức năng đào thải chất này. Do vậy, để phòng và kiểm soát tốt bệnh gút, bên cạnh việc kiêng khem trong ăn uống, cần đào thải acid uric ra ngoài để đưa được ngưỡng acid uric máu về giới hạn mục tiêu: dưới 420 micromol/L ở người bình thường, dưới 360 micromol/L ở bệnh nhân gút chưa xuất hiện hạt tophi, đặc biệt với trường hợp đã xuất hiện tophi, mức acid uric lại phải kiểm soát thấp hơn nữa là dưới 320 micromol/L.
Acid uric được loại bỏ khỏi cơ thể theo đường nước tiểu, do vậy, một cách đơn giản các bạn có thể thực hiện mỗi ngày chính là “nạp” vào cơ thể nhiều nước, không chỉ tốt cho hoạt động chuyển hóa duy trì thân nhiệt, uống nhiều nước còn giúp thận hoạt động tốt, đào thải chất cặn bã dư thừa, chất độc hại trong đó có acid uric.
Hiện nay, với bệnh Gout, người ta luôn tìm kiếm những biện pháp giúp đào thải acid uric tích cực và hiệu quả. Theo tác dụng và cơ chế này, không thể không nhắc tới những sản phẩm có nguồn gốc từ các thảo dược được bào chế theo công nghệ dây chuyền hiện đại, trong đó có Hoàng Thống Phong. Với thành phần chính là trạch tả, vị thuốc điển hình của y học cổ truyền giúp đào thải Na+, K+, ure, từ đó tăng đào thải acid uric hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp thêm các thảo dược quý khác như ba kích, nhàu, nhọ nồi,… giúp bảo tồn, tăng cường chức năng gan thận, thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, với nguồn gốc 100% từ thảo dược thiên nhiên, khi sử dụng Hoàng Thống Phong, người bệnh không cần lo lắng về sự xuất hiện của bất kỳ tác dụng phụ nào.
Coppy vui lòng dẫn nguồn tại thuocbietduoc.edu.vn