Có thể là một loài cây trong khu vườn gia đình bạn, hay là một loài cây lẫn trong đám cỏ dại của khu vườn,… bạn cũng có thể bắt gặp chúng. Những loài cây có công dụng bất ngờ đối với sức khỏe của bạn và gia đình. Hãy cùng tham khảo nhé
-
Cây bí đỏ
– Đặc điểm: Cũng là một cây thuộc họ Bầu bí với nhiều tên khác nhau như bầu lào, bí ngô, bầu rợ,… Là một cây dây leo sống 1 năm, thân dài 10m, có nhiều lông.
– Tác dụng: Quả có vị ngọt, tính ấm có tác dụng bổ trung ích khí, giảm đau, giải độc, sát trùng.
– Một số bài thuốc:
- Chữa cao huyết áp: Bí ngô 30g, lá Dâu non 20g. Nấu canh ăn hàng ngày.
- Phòng bệnh viêm não, viêm màng não: Bí ngô 50g, nấu canh ăn hàng ngày
- Ngoài ra còn chữa bệnh ung thư, đái tháo đường, suy chức năng gan, thận,…
2. Cây diếp cá
– Đặc điểm: Cây còn hay được gọi là dấp cá, mọc nhiều thành đám ở nơi ẩm ướt, dùng làm rau ăn sống và làm thuốc. Diếp cá là một loài cây nhiều công dụng.
– Tác dụng: Diếp cá có vị cay, chua, hơi tanh, tính mát có tác dụng tán nhiệt, lợi tiểu.
– Một số bài thuốc:
- Chữa sốt rét: Lá diếp cá, thường dùng lọai tía 2 nắm, giã nhỏ, dùng lụa bọc lại xét khắp người vào lúc sắp lên cơn sốt rét sẽ ngủ được và ra mồ hôi sẽ đỡ.
- Chữa viêm phổi, viêm ruột, lỵ, viêm thận: lá Diếp ca 50g, sắc uống hàng ngày.
- Chữa mụn nhọt sưng đỏ: Lá Diếp cá ăn sống, ngoài ra dùng 1 nắm nhỏ giã nát đắp vào mụn nhọt
- Chữa kinh nguyệt không đều: Lá diếp cá tươi 30g hoặc 12g khô, sắc uống hàng ngày.
3. Cây đinh lăng
– Đặc điểm: Cây thường trồng để làm cảnh tại đình chùa, vườn hoa hoặc trước sân nhà. Vừa làm cây thuốc thuốc vừa làm nguyên liệu cho các món ăn.
– Tác dụng: Đinh lăng có tác dụng bổ chung, ăn ngon, ngủ tốt và tăng cân tăng lực, tăng khả năng lao động nặng và phục hồi sức khỏe theo y học hiện đại. Theo đông y, đinh lăng còn dùng để giải độc, mát phổi, thông tiểu tiện, kiết lỵ, nhức mỏi chân tay.
– Một số bài thuốc:
- Thuốc bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực: Rễ củ Đinh lăng thái lát, phơi khô, sao vàng sắc thuốc hàng ngày, có thể nghiền thành bột mịn để uống ngày 20-30g.
- Chữa phong tê thấp, đau xương khớp, đau lưng: Cành lá Đinh lăng 100g, thái khúc, sao vàng, sắc uống hàng ngày thay nước.
- Chữa tắc tia sữa, lợi sữa: Rễ Đinh lăng 20-50g, sao vàng, sắc uống hàng ngày trong 2-3 ngày.
- Phòng tác dụng phụ của thuốc chữa lao: Lá Đinh lăng sao vàng 20-25g, hãm nước uống hàng ngày.
- Giải độc thức ăn, mẫn ngứa: Nên ăn lá Đinh lăng non, cùng các món ăn gỏi 9 hải sản tươi sống).
4. Cây hoa đại
– Đặc điểm: Thường được trồng ở đình chùa.
– Tác dụng: Hoa đại có vị ngọt, tính bình, có mùi thơm có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, nhuận tràng, bổ phổi, ha huyết áp, viêm ruột, lỵ, khó tiêu, viêm gan, viêm phế quản, chảy máu. Vỏ cây có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, táo bón, viêm chân răng. Lá cây Đại dùng để tiêu viêm, chữa bong gân, mụn nhọt, quai bị,… Nhựa cây dùng để chữa chai chân, sưng tấy, mụn nhọt, thấp khớp, sưng đau.
– Lưu ý: Không dùng cho phụ nữa có thai,…
– Một số bài thuốc:
- Chữa mụn nhọt, sưng tấy: Chích nhựa mũ hoa đại bôi
- Chữa lỵ: Hoa Đại 20g khô. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa bong gân sai khớp: Vỏ cây Đại giã nát, thêm chút rượu băng đắp vào chỗ sưng đau.