Có thể là một loài cây trong khu vườn gia đình bạn, hay là một loài cây lẫn trong đám cỏ dại của khu vườn,… bạn cũng có thể bắt gặp chúng. Những loài cây có công dụng bất ngờ đối với sức khỏe của bạn và gia đình. Hãy cùng tham khảo tiếp nhé.
9. Cây bầu
– Đặc điểm: Là một cây thuộc họ Bầu bí với nhiều tên gọi khác kháu tùy từng địa phương: cây bầu đất, cây bầu nước,… Là một cây giây leo có quả dài và xanh.
– Tác dụng: Lá bầu có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông tiểu, trừ ngứa.
– Một số bài thuốc:
- Chữa thóat vị bẹn: Vỏ quả Bầu 15g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa sỏi bàng quang: Lá bầu 30g, Râu ngô 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa xơ gan cổ trướng: Vỏ bầu già 10 cái, sấy kỹ, nghiền thành bột. Khi uống cho thêm chút đường đỏ. Ngày uống một thìa canh vào buổi tối.
-
Cây mướp
– Đặc điểm: Là lọai cây dây leo, thân có góc cạnh, lá to 15-20cm chia thùy. Hoa có màu vàng có cả hoa đực và hoa cái cùng mọc trên cùng một cây. Thường trồng làm thực phẩm như nấu canh.
– Tác dụng: lá mướp có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Mướp tươi vị ngọt tính mát. Mướp có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, giải độc, thông huyết mạch.
– Một số bài thuốc:
- Chữa viêm amidan: Mướp tươi 1-2 quả, gừng tươi vài lát, nấu canh ăn trong ngày.
- Chữa viêm họng: Dây mướp và lá mướp giã nhỏ, cho vào chút muối uống dần.
- Chữa viêm phổi: Hoa mướp 10-20g, nấu nước uống hàng ngày.
- Chữa viêm tấy, mụn nhọt: Hoa mướp giã nát đắp vào mụn nhọt.
- Chưca tắc tia sữa, táo bón: Quả mướp nấu canh với chân giò lợn.
- Chữa nước ăn chân: Lá mướp hái khi đang ra hoa, vò nát, xát vào chỗ ngứa
-
Cây mướp đắng
– Đặc điểm: Cây được dùng để làm thức ăn và làm thuốc.
– Tác dụng: Quả mướp đắng có vị đắng, tính lạnh, trừ tạng nhiệt, sang mắt, mát tim, nhuận tỳ bổ thận, bớt mệt mỏi, giải phiền.
– Một số bài thuốc:
- Chữa ho viêm họng: Hạt mướp đắng nhai nuốt nước.
- Chữa đau dạ dày: Hoa mướp đắng, tán nhỏ uống hàng ngày.
- Chữa đau mắt đỏ: Hoa mướp đắng. sắc uống ngày một thang.
- Chữa phiền nóng, háo khát: Mướp đắng tươi một quả bỏ ruột, sắc uông hoặc nấu canh.
- Chữa mụn nhọt, vết thương đâm chees bị nhiễm trùng: Lá mướp đắng phơi khô,
tán nhỏ, mỗi lần uống 12g với rượu.
- Chữa lỵ: Mướp đắng tươi giã nát, vắt lấy nước cốt hòa nước sôi uống. có thể dùng mướp đắng để ăn sống cũng được.
-
Cây rau má
– Đặc điểm: Là một cây thảo sống nhiều năm, có hoa màu đỏ nhạt hoặc trắng. Thường mọc ở nhiều nơi được dùng toàn cây làm thuốc hoặc rau ăn.
– Tác dụng: Rau má có vị hơi cay, ngọt, đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giải ho, hóa đờm.
– Một số bài thuốc:
- Chữa chàm, mụn nhọt, lỡ ngứa, zona: Rau má giã nát, lấy nước rửa, bã đắp vào tổn thương.
- Nước giải khát: Rau má 20-30g, thêm chút muối ăn và nước lọc vừa đủ, cho vào máy xay sinh tố. Uống 1-2 lần trong ngày.
- Chữa ung thư da: Rau má tươi, giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp vào tổn thương.
- Chữa ung thư mũi, chảy máu cam: Rau má tươi giã nát nhét vào mũi.
- Chữa ung thư mũi họng: Rau má tươi, giã nát, thêm nước lọc pha chiết thành dịch lỏng,, nhỏ mũi hàng ngày.