ĐẠI TIỆN RA MÁU DO XUẤT HUYẾT DẠ DÀY, HÀNH TÁ TRÀNG, RUỘT GIÀ VÀ HẬU MÔN
Để giúp bạn hiểu hơn tính chất của bệnh đại tiện ra máu, dưới đây là một số tóm tắt về đặc điểm của đại tiện ra máu thường gặp do bệnh xuất huyết dạ dày, hành tá tràng, đại tràng ( ruột già) và hậu môn để giúp bạn đọc phân biệt.
1. Đại tiện ra máu do loét dạ dày hoặc loét hành tá tràng.
Phần nhiều phân có màu đỏ sẫm hoặc màu nhựa đường, đại tiện ra máu kèm theo nhiều chất chua , vùng bụng trên có cảm giác sôi bụng , đau bụng. Những khi bệnh tình ngắn mà không có tính thường xuyên theo quy luật, chữa bằng thuốc chống viêm loét không khỏi thì phải cảnh giác với khả năng ung thư.
2. Đại tiện ra máu do ung thư đại tràng.
Biểu hiện:
– Đại tiện ra máu có tính liên tục, có kèm theo niêm dịch mạn tính
– Máu lẫn vào phân và thường hay muốn đi đại tiện nhiều lần
– Có khi lại chỉ đi ra máu và một số chất dính mà không có phân
– Ung thư càng cách xa hậu môn thì tỉ lệ đi đại tiện ra máu xảy ra càng thấp. Ung thư trực tràng khoảng 80% có đại tiện ra máu, ung thư ruột thừa chiếm 30%, còn ung thư kết tràng nửa bên phải thì phần nhiều chỉ khi kiểm tra bằng xét nghiệm mới có thể xác định được dương tính.
– Ngoài ra để phát hiện bệnh còn phải căn cứ cứ xem máu đại tiện ra nhiều hay ít
Từ đó ta có thể thấy rằng đại tiện ra máu hầu hết là do trường hợp bệnh lý. Và đại tiện ra máu khác nhau liên quan với các trường hợp bệnh lý khác nhau. Đại tiện phân như có mủ hoặc có cả máu lẫn mủ thường thấy ở những người bị bệnh lị, viêm kết tràng bị loét, ung thư kết tràng hoặc ung thư trực tràng. Bệnh lị amip có phân máu là chính, bệnh lị vi khuẩn thì chủ yếu là phân có chất nhầy và có mủ.
4.Đại tiện phân có thỏi nhỏ, có dạng dây dai mảnh, thường xuyên đại tiện ra phân loại này, chứng tỏ trực tràng hoặc hậu môn bị hẹp, thường thấy ở người bị u trực tràng. Đại tiện phân một bên có vân rãnh, là đánh dấu hậu môn trực tràng có vật mọc thừa, cần cảnh giác ung thư trực tràng.
5. Phân có mùi thối hoắc thấy ở người ăn thịt mà sức tiêu hóa yếu, hoặc ở bệnh ung thư trực tràng, bệnh lị amip, bệnh khối u đường ruột.
6. Chú ý xem vùng bụng có khối u nào sưng hay không, gan và tỳ có bị sưng to hay không, và chú ý đến triệu chứng kèm theo: ỉa chảy cấp có tính kèm nôn, triệu chứng toàn thân như sốt,phần nhiều biểu thị viêm nhiễm trùng đường ruột, ngộ độc thức ăn… Còn nếu ỉa chảy mạn tính có kèm theo sốt thường gặp ở bệnh lị vi khuẩn mạn tính, lị amip, bệnh giun sán hút máu, bệnh lao ruột , bệnh ung thư kết tràng… Thông thường, bị bệnh lị vi khuẩn hay gặp mót đi ngoài mà không đi được,còn viêm ruột thì không có triệu chứng đó.