-
Contents
Vị trí, vai trò
- Màng sinh chất là ranh giới ngăn cách tế bào và môi trường. Trong tế bào, màng sinh chất phân vùng hoạt động tạo nên các bào quan
- Màng sinh chất kiểm soat dòng vật chất vận chuyển đi vào hoặc đi ra của tế bào, là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi chất
-
Thành phần của màng sinh chất
Thành phần chính của màng sinh chất gồm: Phospholipid kép; Protein, Hydratcarbon
Lớp phospholipid kép
- Là nền tảng cơ bản của màng sinh chất
- Có cấu trúc khá bền vững với pH môi trường, nước, lực cơ học khác nhau
- Thành phần gồm: Phospholipd; cholesterol
- Phospholipid: có tính lưỡng cực
+ cấu tạo: hai mạch hydrocarbon dài quay về một phía, kị nước; Nhóm phosphat quay về một phía ưa nước( phân cực)
+Phân tử có sự sắp xếp: đầu ưa nước quay ra và đầu kị nước quay vào tạo thành cấu trúc màng kép
cholesterol
- Cholesterol được sắp xếp xen kẽ vào trong cấu trúc của phospholipid, có chức năng cố định lớp phospholipid
- Các phân tử phospholipid kép có cấu trúc giống nhau, nhưng thành phần cấu tạo hóa học có thể khác nhau tạo nên tính chất đặc trưng của loại màng đó: độ dày, độ nhớt, độ linh hoạt của từng màng
Protein
Các loại màng khác nhau chứa các loại protein khác nhau
Chức năng của protein trên màng sinh chất đa dạng: kênh dẫn truyền phân tử, enzym, thụ thể, tham gia liên kết tế bào,..
Tùy từng vị trí của protein trên màng tế bào chia ra: protein xuyên màng, bám màng, neo màng, mỗi loại có chức năng, nhiệm vụ khác nhau
Hydratcarbon
- Thường nằm ở mặt ngoài của màng, ít có trong các bào quan
- Có thể liên kết với lipid, protein tạo glycoprotein
- Chức năng đa dạng: tham gia liên kết phân từ, màng; kháng nguyên bề mặt,…
Mảng lipid
- Là nơi tập trung nhiều làm lượng protein, hydratcarbon
- Có đường kính khoảng 50nm, có cấu trúc bền vững
- Giàu cholesterol
- Chức năng: thụ thể thu nhận tín hiệu từ bên ngoài vào tế bào.
-
Tính linh hoạt của màng sinh chất
Màng sinh chất không phải là loại màng cứng nhắc mà có độ linh hoạt cao, có thể xoay, dịch, ghép hai loại màng với nhau. Tính chất của màng do cấu trúc, cấu tạo màng tạo nên
Lớp phospholipid kép
- Nếu mạch hydrocarbon đó no, mạch carbon không phân nhánh thì lớp phospholipid dạng lỏng
- Nếu hai mạch hydrocarbon không no, mạch carbon phân nhánh, uốn cong, khoảng cách giữa các phân tử phospholipid xa, cấu trúc lớp lỏng lẻo, màng ở trạng thái lỏng
- Tính linh hoạt của màng phụ thuộc vào cấu trúc của lớp phospholipid
- Số lượng cholesterol cũng ảnh hưởng đến tính linh hoạt của màng, Số lượng càng nhiều màng càng cứng, độ linh hoạt kém.
Protein
- Protein được phân bố trên màng khá ổn định nhưng khi có tác động đẩy thì protein có thể chuyển động quay di chuyển với tốc độ tương đối lớn, khi đó màng trở nên linh hoạt hơn