Thoát vị bẹn là hiện tượng một tạng nào nó trong ổ bụng (chẳng hạn như là quai ruột) rời khỏi vị trí của nó chui vào ống bẹn, thường gặp ở nam giới.
I/ GIẢI PHẪU ỐNG BẸN
– Ống bẹn là một khe hở nằm trong lớp cơ của thành bụng , dài 4-6 cm. trong ống bẹn, ở nam giới có chứa thừng tinh, còn ở nữ giới có dây chằng tròn.
– Ống bẹn gồm có 4 thành: thành trên, thành dưới, thành trước và thành sau; có 2 lỗ bẹn: lỗ bẹn nông và lỗ bẹn sâu.
1. Các thành
a. Thành trên: do bờ dưới của cơ chéo bụng trong và cơ cơ ngang bụng hợp lại với nhau , tạo nên cấu trúc liềm bẹn( gân kết hợp)
b. Thành dưới: tạo bởi dây chằng bẹn và các dây chằng tăng cường (dây chằng lược và dây chằng liềm)
c. Thành trước: tạo bởi chủ yếu cơ chéo bụng ngoài và một phần nhỏ cơ chéo bụng trong.
Phần sợi dưới của cân cơ chéo bụng ngoài bám vào xương mu bởi 2 trụ trong và ngoài. Trụ ngoài bám vào củ mu, trụ trong bám vào khớp mu. Giữa hai trụ có các sợi gian trụ và dây chằng phản hồi => Tạo thành lỗ bẹn nông.
d. Thành sau: tạo nên chủ yếu từ mạc ngang, dưới mạc ngang là phúc mạc, đây chính là điểm yếu của thành bụng và dễ xảy ra thoát vị.
+ Ở thành sau, dưới lớp mạc ngang, tại lớp mỡ dưới phúc mạc có bó mạch thượng vị dưới, và 2 thừng bao gồm thừng động mạch rốn và dây treo bàng quang .
+ Phúc mạc phủ lên bó mạch và các thừng tạo nên các nếp rốn theo thứ tự là nếp rốn ngoài, nếp rốn trong và nếp rốn giữa. Các nếp rốn này tạo ra 3 hố bẹn: hố bẹn ngoài (ở ngoài nếp rốn ngoài), hố bẹn trong ( giữa nếp rốn ngoài và nếp rốn trong), hố trên bàng quang (giữa nếp rốn trong và nếp rốn giữa)
2. Lỗ bẹn
+ Lố bẹn nông : nằm ngay trên củ mu độ 5 mm, giới hạn bởi 2 trụ của cân cơ chéo bụng ngoài
+ Lỗ bẹn sâu : nằm ở phía trên điểm giữa đây chằng bẹn 1,5-2 cm
Giới hạn là bó mạch thượng vị dưới và dây chằng gian hố.
Qua lỗ bẹn sâu các thành phần tạo nên thừng tinh chạy vào ống bẹn.
II/ PHÂN LOẠI THOÁT VỊ VÀ NGUYÊN NHÂN CHÍNH :
– Thoát vị ở hố bẹn ngoài (Thoát vị gián tiếp) Tạng thoát vị chui ra ở hố bẹn ngoài, vào lỗ bẹn sâu rồi vào ống bẹn xuống bìu. Túi thoát vị nằm trong bao thớ thừng tinh nên còn được gọi là thoát vị nội thớ. Loại thoát vị này thường do bẩm sinh.
– Thoát vị bẹn ở hố bẹn trong ( Thoát vị trực tiếp): Tạng thoát vị chui ra ở hố bẹn trong. Bao thoát vị rất ít khi sa xuống bìu và nằm ngoài bao thớ thừng tinh nên còn được gọi là thoát vị ngoại thớ. Loại thoát vị này xảy ra trong quá trình sống, lao động ( người mang vác nặng hoặc người bị bệnh viêm phổi, viêm phế quản..), do thành bụng yếu, hoặc ở người già ( thường thoát vị cả 2 bên), tại hố bẹn trong không bao giờ xảy ra thoát vị do bẩm sinh.
– Thoát vị ở hố trên bàng quang hay còn gọi là thoát vị chéo trong : rất hiếm gặp.
III/ ĐIỀU TRỊ
– Trong thường hợp nhẹ, chỉ cần đẩy khối thoát vị trở lại thành bụng mà không cần phải điều trị.
– Trong trường hợp nặng, ruột bị mắc kẹt tại ống bẹn, không được cấp máu do đó sẽ dẫn đến hoại tử ruột, từ đó gây viêm phúc mạc rất nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng. do đó phải tiến hành phẫu thuật:
+ Đối với thoát vị nội thớ ( hay thoát vị gián tiếp), khi chữa bằng cách phẫu thuật thì hầu như không tái phát
+ Đối với thoát vị ngoại thớ ( hay thoát vị trực tiếp), khi phẫu thuật có thể bị tái phát lại.