Thuốc bình can tức phong

0
514
huyết áp cao
Rate this post
huyết áp cao

Định nghĩa :

 thuốc bình can tắt phong Là thuốc có tác dụng bình can, tiềm dương, tức phong để chữa các chứng bệnh gây ra do can dương thịnh, can phong nội động

Phân biệt với chứng ngoại phong gây nên phong hàn, phong nhiệt, phong thấp

 tác dụng:

– Chữa viêm màng tiếp hợp, hoả bốc do can hoả vượng

– Chữa nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt do can dương thịnh, hay gặp ở bênh tăng huyết áp, tâm căn suy nhược, rối loạn tiền đình

– Chữa co giật do sốt cao, uốn ván, sản giật, động kinh,… vì tân dịch giảm sút, huyết hư sinh ra

Vấn đề phối hợp sử dụng thuốc

– Do nhiệt cực sinh phong gây sốt cao co giật thì thêm các thuốc thanh nhiệt tả hoả như thạch cao, trúc lịch

– Do huyết hư nên can huyết cũng hư, không nuôi dưỡng được can khí cũng sinh phong gây tay chân run, co giật,… nên thêm thuốc dưỡng âm, bổ huyết như thục địa, đương quy, bạch thược

– Do âm hư, thận âm không nuôi dưỡng được can âm dẫn đến can dương thịnh gây đau đầu, chóng mặt, hoa mắt nên thêm các thuốc bổ âm: thục địa, kỷ tử, miết giáp,…

– Chứng động kinh, chứng hồi hộp mất ngủ, co giật phải kết hợp thuốc an thần có tỷ trọng nặng (mẫu lệ, long cốt, trân châu) để trấn kinh

Một số vị tiêu biểu

1.1 MẪU LỆ

Là vỏ con hàu (hào) Ostrea sp, họ Hàu Ostreidae

TVQK: mặn, sáp, hơi hàn; can, vị, đởm, thận

CN, CT:

– Bình can tiềm dương: dùng khi can dương thịnh thấy chóng mặt, đau đầu, mắt hoa, mất ngủ, sốt nóng

– Sáp tinh, liễm hãn: trị di tinh hoặc trị ra mồ hôi trộm, hoặc nhiều mồ hôi

– Nhuyễn kiên: Tán kết khối, hòn cục trị bệnh tràng nhạc, phối hợp với hạ khô thảo, huyền sâm

– Giảm tiết dịch vị: chữa đau dạ dày

Liều dùng: 4-12g

Chú ý: dùng dạng nung, tán bột. Khi dùng với t/d nhuyễn kiên thì dùng sống

1.2 LINH DƯƠNG GIÁC

Là sừng con sơn dương, dê rừng, dê núi Capri cornis, họ Bò Bovidae

TVQK: mặn, hàn; tâm, can

CN, CT:

– Tắt phong chỉ kinh: dùng với bệnh can phong nội động, toàn thân co quắp, đau đầu dữ dội

– Thanh can hoả: dùng khi can hoả dẫn đến đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

– Thanh tâm hoả, an thần chí: dùng khi sốt cao, mê sảng, phát cuồng

Liều dùng: 6-12 gam

1.3 CÂU ĐẰNG

Dùng toàn thân có móc của cây câu đằng Uncaria rhynchophylla, hoặc 1 số loài cùng khác cùng chi, họ Cà phê Rubiaceae

TVQK: ngọt, hơi hàn; can, tâm, tâm bào lạc

CN, CT:

– Tắt phong chỉ kinh: dùng khi can phong nội động, phần dương thịnh dẫn đến các chứng kinh phong, điên giản, co giật, đau đầu, chóng mặt

– Bình can tiềm dương: dùng khi can dương cường thịnh, biểu hiện cao huyết áp, hoa mắt, mất ngủ

Liều dùng: 12-30 gam

Chú ý: nếu sắc câu đằng thì cho vào sau cùng, lúc gần sắc xong các vị khác

 

Chú ý: nếu sắc câu đằng thì cho vào sau cùng, lúc gần sắc xong các vị khác

1.4 THIÊN MA

Là thân rễ phơi khô của cây thiên ma Gastrodia elata, họ Lan Orchidaceae

TVQK: cay, bình; can.

CN, CT:

– Bình can tắt phong, chỉ kinh: dùng khi bị trúng phong, điên giản, động kinh, uốn ván, động kinh, uốn ván, toàn thân tê dại co quắp

1.5 TOÀN YẾT

Là loại côn trùng tiết túc, dùng cả con Buthus martenssii, họ Bò cạp Scorpionidae

TVQK: mặn, hơi cay, bình, có độc; can.

CN, CT:

– Tắt phong chỉ kinh: dùng trong các bệnh trúng phong, bệnh phá thương phong (uốn ván), điên giản, chân tay, cơ thể bị co quắp, trúng phong mắt mặt bị méo lệch

– Hoạt lạc giảm đau: dùng đối với bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi, mình mẩy tê dại, đau dây thần kinh toạ