Là thuốc chữa các bệnh do khí hư
Thực chất thuốc bổ khí là bổ vào 2 tạng có chức năng ích khí, hoá khí là tỳ và phế. Thuốc bổ khí là thuốc bổ tỳ khí và phế khí
+ Phế khí hư: tiếng nói nhỏ, hơi thở ngắn-gấp, người hay mệt mỏi, khi lao động nặng nhọc hay khó thở, thở gấp
+ Tỳ khí hư: chân tay, người mỏi mệt; ăn kém, ngực bụng đầy trướng, hay tiêu chảy
Thuốc bổ khí còn được dùng kèm thuốc bổ huyết để tăng tác dụng bổ huyết theo nguyên tắc “bổ dương để sinh âm”, nhất là khi khí huyết lưỡng hư phải quán triệt nguyên tắc này
Tác dụng chung của thuốc bổ khí
– Nâng cao thể trạng chữa suy nhược cơ thể: kém ăn, sút cân, mệt nhọc sau khi ốm, lao động quá sức,…
– Thúc đẩy quá trình lợi niệu, chữa chứng phù thũng do viêm thận mạn, phù dinh dưỡng
– An thần chữa mất ngủ, hồi hộp vì tỳ không nuôi dưỡng được tâm huyết
– Chữa một số trường hợp xuất huyết cơ năng lâu ngày như rong huyết, rong kinh, chảy máu,… do tỳ khí không thống huyết
– Một số thuốc có tác dụng cấp cứu choáng và truỵ mạch do mất nước, mất máu nghiêm trọng như nhân sâm
– Chữa bệnh ở bộ máy tiêu hoá
+ Ăn kém, ngại ăn, chậm tiêu đầy bụng
+ Ỉa chảy kéo dài do tỳ hư
+ Viêm đại tràng mãn tính, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan mạn tính
– Chữa bệnh ở hệ tuần hoàn
+ Suy tim, thiếu máu, tâm phế mạn
– Chữa bệnh ở hệ hô hấp
+ Giãn phế quản, hen suyễn, viêm phế quản mạn
+ Phế khí thũng
– Chữa bệnh về trương lực cơ giảm: sa dạ dày, táo bón, sa sinh dục, giãn tĩnh mạch
Các vị thường dùng :
3.1 NHÂN SÂM
Là rễ của cây nhân sâm Panax ginseng, họ Ngũ gia bì Araliaceae
TVQK: ngọt, hơi đắng, ấm; vào 2 kinh tỳ phế là chính đồng thời lưu hành 12 kinh
CN, CT: – Đại bổ nguyên khí- ích huyết- sinh tân dịch:
+ Dùng khi khí hư, bệnh đã lâu ngày, thân thể gầy yếu, mất ngủ hay quên, trẻ con bị kinh giản; làm khoẻ tinh thần, trí não minh mẫn
+ Bệnh nguy cấp dùng một vị sâm hoặc kết hợp với phụ tử; khi mất máu nhiều, mạch muốn tuyệt dùng một vị sâm gọi là Độc sâm thang
+ Dùng đối với bệnh ho do phế hư như ho lao, viêm khí quản, viêm phế quản mãn tính (cao tam tài Thiên môn-Nhân sâm-Thục địa)
+ Dùng khi tân dịch khô kiệt, mắt khô sáp, môi nứt nẻ (hay dùng Tây dương sâm hơn)
+ Dùng khi huyết áp thấp, cơ thể mệt mỏi
Liều dùng: 2-12g/ngày; Nếu choáng hay truỵ mạch dùng liều cao hơn 12-30g/lần
Kiêng kỵ: Đau bụng đi ngoài lỏng hoặc đang có bệnh thực tà, người huyết áp cao
Khi dùng cần bỏ phần núm đầu rễ vì có thể kích thích cổ họng gây nôn
3.2 ĐẢNG SÂM
Là rễ phơi khô của nhiều loài đảng sâm thuộc chi Codonopsis, họ Hoa chuông Campanulaceae
TVQK: ngọt, bình, hơi ấm; phế, tỳ
CN, CT: – Bổ tỳ vị: dùng khi kém ăn, kém ngủ, cơ thể mệt mỏi; dùng khi trung khí hư yếu gây nên các hiện tượng sa giáng như sa dạ dày, sa ruột, tử cung, trĩ, lòi dom (bài Bổ trung ích khí)
– Ích khí bổ phế: dùng trong bệnh ho, khí phế hư nhược hơi thở ngắn, ho hen, suyễn tức
– Lợi niệu: dùng trong bệnh phù do thận, đặc biệt trong trường hợp nước tiểu có albumin, dùng với xa tiền tử, mao căn
– Sinh tân dịch: dùng khi mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, phiền khát
Liều dùng: 12-20g/ngày
Tác dụng dược lý
– Đảng sâm có tác dụng điều hoà và làm giảm hội chứng suy giảm miễn dịch ở chuột với mức độ nhất định
– Xuyên đảng sâm (C. tangshen) làm tăng hồng cầu, giảm bạch cầu, gây hạ huyết áp do giãn mạch ngoại vi.
Copy vui lòng ghi nguồn Thuocbietduoc.edu.vn. Xin cảm ơn!
Link bài viết: thuốc bổ khí