Thuốc chỉ khái

0
691
thuốc chữa ho
Rate this post
thuốc chữa ho

Đại cương

Thuốc chỉ khái, thuốc chữa ho là những loại thuốc có tác dụng làm hết hay giảm cơn ho

– Nguyên nhân gây ra ho có nhiều, nhưng đều thuộc phế. Các vị thuốc này có thể có cơ chế tác dụng khác nhau nhưng đều chữa bênh phế là trọng tâm

– Có nhiều thuốc chữa ho có tác dụng trừ đàm và ngược lại, nên một số vị thuốc đều có lý khi xếp vào một trong hai nhóm hoá đàm hoặc chỉ ho

– Phân loại:

Do nguyên nhân gây ra ho có tính chất hàn nhiệt khác nhau nên thuốc chữa ho được chia làm 2 loại

+ Thuốc ôn phế chỉ khái: ho do lạnh

+ Thuốc thanh phế chỉ khái: ho có sốt

Thuốc ôn phế chỉ khái

Thuốc ôn phế chỉ khái để chữa chứng ho mà đờm lỏng dễ khạc, mặt hơi nề, sợ gió, rêu lưỡi trắng trơn, tự ra mồ hôi. Nếu ho do ngoại cảm phong hàn hay kèm theo ngạt mũi khản tiếng; do nội thương, dương khí suy thấy chứng ho ngày nhẹ đêm nặng, trời ấm thì đỡ, trời lạnh thì bệnh tăng.

1.1 BÁCH BỘ

Dùng rễ của cây bách bộ Stemona tuberosa, họ Bách bộ Stemonaceae

TVQK: ngọt, bình; phế, tỳ

CN, CT:- Ôn phế, nhuận phế, chỉ khái: Chữa ho, các trường hợp ho lâu ngày do lao, viêm phế quản mạn, ho gà

– Sát trùng: trị giun kim, chữa ghẻ lở, diệt chấy rận

Liều lượng: 3-6g

Kiêng kỵ: ỉa chảy không nên dùng

Tác dụng dược lý

– Alcaloid stemonin làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp, ức chế phản xạ ho

– Alcaloid toàn phần từ bách bộ có tác dụng long đờm, diệt giun do làm liệt giun và phá lớp chitin xung quanh giun

– Rễ bách bộ có t/d kháng khuẩn với trực khuẩn lao, ức chế TT hô hấp mà không ảnh hưởng tới tim, huyết áp, không ảnh hưởng tới co bóp của ruột, tử cung và không độc

– Còn có t/d kháng khuẩn với vi khuẩn lỵ, phó thương hàn

1.2 CÁT CÁNH

Dùng rễ phơi khô của cây cát cánh Platycodon grandiflorum, họ Hoa chuông Campanulaceae

TVQK: đắng, cay, hơi ấm; phế

CN, CT:

– Trừ đờm, chỉ ho, tuyên phế: chữa ho, ngạt mũi, khản tiếng, đau họng

– Trừ mủ tiêu ung thũng, tiêu viêm: Chữa hầu họng sưng đau, viêm họng,viêm amidan, áp xe phổi

– Thông phế khí, dẫn thuốc vào phế.

Liều lượng: 6-12g/ngày

Kiêng kỵ: Người âm hư hoả vượng, ho lâu ngày, ho ra máu. Dùng liều lớn sẽ đau đầu, buồn nôn

Thuốc thanh phế chỉ khái

Thuốc thanh phế chỉ khái dùng để chữa các trường hợp nhiệt ở phế:

– Táo nhiệt làm tổn thương phế khí gây ho thường kèm theo đàm dính, ho khan, đại tiện táo

– Đàm nhiệt, thường kèm theo sốt, mặt đỏ, miệng khát, lưỡi vàng dày, mạch phù sác. Hay gặp ở bệnh viêm họng, viêm phế quản cấp, viêm phổi,…

2.1 TỲ BÀ DIỆP

Dùng lá của cây nhót Nhật Bản hay còn gọi là cây tỳ bà, cây nhót tây Eriobotrya japonica, họ Hoa hồng Rosaceae

TVQK: đắng, bình; phế, vị

CN, CT: – Thanh phế nhiệt, chỉ khái: Ho do phế nhiệt, ho do cảm mạo.

– Thanh vị chỉ nôn: dùng khi nôn do nhiệt, do sốt. Phối hợp với lô căn, trúc nhự

Liều lượng: 6-12g.ngày. Khi dùng rửa sạch lông mịn hoặc bỏ vào túi vải sắc với các vị thuốc khác

Kiêng kỵ: ho do hàn

Tác dụng dược lý – Bình suyễn: Dịch chiết bằng ethyl acetat lá tỳ bà nồng độ 5.10-2g/ml ức chế sự co thắt khí quản chuột lang cô lập gây bởi histamin

– Lợi đờm: dịch chiết cồn lá tỳ bà liều 0,5ml/chuột bơm vào dạ dày chuột nhắt trắng làm tăng cường sự bài tiết phenolsulfonphtalin ở đường hô hấp, chứng tỏ tác dụng lợi đờm

– Chống viêm: Dịch chiết cồn lá tỳ bà có tác dụng ức chế phù ở chuột gây ra do carragenin. Thành phần có tác dụng được xác định là 2α- hydroxy oleanoic acid- methyl esther

– Kháng khuẩn: Nước sắc lá tỳ bà ức chế sự phát triển của tụ cầu vàng