+ Gout là bệnh do tăng acid uric – máu, trong dịch bao khớp có nhiều tinh thể urat – sản phẩm chuyển hoá cuối cùng của purin. Trong bệnh gout acid uric máu có thể tăng tới 8,8mg/100ml (bình thƣờng là 2 -5mg/100ml).
+ Nguyên nhân gây tăng acid uric máu:
+Tăng bẩm sinh (bệnh Lesch- Nyhan).
+Bệnh gout nguyên phát: do rối loạn chuyển hoá acid uric, do di truyền.
+Bệnh gout thứ phát: do ăn nhiều thức ăn có chứa purin như (gan, thịt, cá, nấm, tôm, cua), do tăng thoái giáng purin nội sinh (các bệnh gây phá huỷ nhiều tế bào tổ chức) hay dùng thuốc diệt tế bào K, do giảm thải các acid uric qua thận.
Sinh bệnh học của acid uric:khi lượng acid uric tăng cao trong máu và tổng lƣợng acid uric tăng trong cơ thể, sẽ gây lắng đọng acid này ở tổ chức và cơ quan dưới dạng tinh thể acid uric hay urat monosodic, cụ thể:
+ Lắng đọng ở màng hoạt dịch gây viêm khớp
+ Lắng đọng ở thận (nhu mô thận và đài bể thận)
+ Lắng đọng ở các nội tạng và cơ quan khác: sụn xương, gân (gân achille, gân duỗi các ngón), tổ chức dƣới da (khuỷu, mắt cá, gối), thành mạch, tim, mắt.
Các thuốc điều trị gout cấp: sử dụng nhiều nhất là colchicin, ngoài ra còn dùng CVPS như: phenylbutazon, indometacin, loại ức chế COX – 2 hoặc corticoid.
Điều trị gout mạn tính dùng thuốc tăng thải acid uric qua nƣớc tiểu như probenecid, sulfinpyrazol và alopurinol
-
2. Các thuốc
2.1. Colchicin
BD: Colgout, coluric, kolsin…
Tác dụng và cơ chế tác dụng
+ Thuốc làm ngừng tạo acid uric ở các mô do ức chế sự di chuyển của bạch cầu, ức chế hoạt tính thực bào của bạch cầu hạt, làm ngừng tạo thành acid lactic, giữ cho pH tại chỗ bình thƣờng vì pH là yếu tố tạo điều kiện cho các tinh thể monosodium urat kết tủa tại các mô khớp. .
+ Thuốc có tác dụng chống viêm không đặc hiệu do làm giảm di chuyển bạch cầu, ức chế hƣớng hóa động của bạch cầu.
+ Trong quá trình tiêu hoá các tinh thể urat, bạch cầu hạt sản xuất glycoprotein,các chất này là nguyên nhân gây cơn gout cấp tính. Colchicin ngăn cản sản xuất glycoprotein của bạch cầu hạt, nên chống đƣợc cơn gout.
+ Do ngăn cản sự phân bào của tế bào động vật thuốc gây ra các tác dụng có hại trên các mô đang tăng sinh nhƣ tuỷ xƣơng, da và lông tóc.
+ Thuốc không ảnh hƣởng đến sự thải trừ acid uric ở thận và không làm giảm acid uric máu.
Chỉ định
+ Điều trị gout cấp (95%)
+ Phòng ngừa cơn cấp ở bệnh nhân gout mạn tính
Cách dùng và liều lượng
+ Điều trị gout cấp: ngày đầu uống 3mg chia 3 lần, ngày thứ 2 uống 2mg chia 2 lần và từ ngày thứ 3 đến thứ 7, uống 1mg vào buổi tối. Trong cơn cấp tiêm vào tĩnh mạch liều đầu là 2mg, khi tiêm hoà 1 ống vào 10 – 20ml dung dịch natriclorua 0,9%, sau cứ cách 6 giờ lại tiêm 0,5mg cho đến khi đạt hiệu qủa điều trị. Liều tối đa 4mg/ngày, sau đó phải nghỉ 7 ngày.2.2. Probenecid
BD: Bennemid, benuryl, probalan…
Tác dụng và cơ chế
+ Liều điều trị làm tăng thải acid uric ( ngƣợc lại liều thấp làm giảm thải )
Cơ chế: probenecid ức chế cạnh tranh hệ vận chuyển anion gây ức chế hấp thu acid uric ở ống thận nên làm tăng thải acid này qua nƣớc tiểu. Khi nồng độ acid uric máu giảm các tinh thể urat ở các khớp sẽ tan và trở lại máu rồi thải trừ dần ra khỏi cơ thể.
+ Thuốc ức chế tranh chấp quá trình thải trừ chủ động tại ống lượn gần của một số acid yếu ví dụ penicilin, para aminosalicylat, salicylat, clorothiazid, indometacin, …
+ Probenecid không có tác dụng giảm đau ,không dùng cùng salicylat vì probenecid bị giảm tác dụng.
Dược động học
Thải qua thận phần lớn dƣới dạng glucuro – hợp, t/2 khoảng 6 – 12 giờ.
Tác dụng không mong muốn
Khi đái ra nhiều acid uric có thể gây cặn sỏi urat với cơn đau quặn thận.
Chỉ định
+ Điều trị gout mạn tính, thƣờng phối hợp với colchicin và các thuốc chống viêm.
+ Phối hợp thuốc với penicilin để kéo dài tác dụng của penicilin.
Cách dùng và liều lượng
+ Điều trị gout: tuần đầu uống 0,5g/ngày,, duy trì 1 – 1,5g/ngày chia vài lần (tối đa 2g/ngày) và uống thật nhiều nƣớc để tránh sỏi urat ở thận. Dùng hàng năm, có thể dùng với allopurinol, sulfinpyrazon
+ Phụ trị niệu pháp penicilin ngƣời lớn uống 4 viên/ngày trong thời gian dùng penicilin.
Viên nén : 250mg, 500mg