Contents
Đại cương;
Thuốc thường dùng khi : – Nhiệt ở phế hoặc phế âm hư, tân dịch bị bị giảm sút hoặc nung nấu khô cạn thành đờm đặc, vàng, hôi, khó khạc ra ngoài, mắt đỏ, miệng họng khô, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác
– Dùng khi sốt cao, gây hôn mê co giật
– Các bệnh lao, lâm ba kết, sưng tuyến giáp trạng
Các vị thường dùng :
2.1 THIÊN TRÚC HOÀNG
Là những cục màu trắng hoặc màu vàng do dịch phân tiết ra trong ống cây nứa Neohouzeaua dulloa ngưng kết lại mà thành
TVQK: ngọt, hàn; tâm, can
CN, CT: – Khử đàm bình suyễn: Dùng trong phế nhiệt, nhiều đàm khí suyễn tức.
– Thanh tâm, trấn kinh: Dùng đối với bệnh sốt cao, thần trí hôn mê, nói mê sảng, trẻ con kinh phong co giật
Liều dùng: 3-6g (thuốc sắc), hoặc 1-3 g (thuốc bột)
Kiêng kỵ: Người không có đàm nhiệt không dùng
Đọc thêm: Trúc lịch, trúc nhự
Chú ý:
– Trúc lịch và thiên trúc hoàng đều có quy kinh tâm nên đều chữa hôn mê, nhưng trúc hoàng tính hoà hoãn, nên dùng cho trẻ em co giật sốt cao; trúc lịch tính rất lạnh, ngoài việc chữa co giật, còn có tác dụng thanh nhiệt trừ phiền, chữa khát nước
– Trúc nhự quy kinh phế, vị, can nên thanh nhiệt trừ đờm ở phế, thanh nhiệt ở vị và can. Không dùng khi sốt cao hôn mê
2.2 BỐI MẪU
Là thân củ của cây Xuyên bối mẫu Fritillaria royel hoặc Triết bối mẫu F. verticilata, họ Hành Liliaceae
TVQK: đắng, hàn; tâm, can, phế
CN, CT:- Thanh táo nhuận phế hoá đàm: chữa ho do đờm nhiệt, ho khan do âm hư, viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi, đờm nhiều, dính, khó khạc
– Nhuyễn kiên hoá đàm: Chữa lao hạch, phối hợp liên kiều, thiên hoa phấn
– Giải độc: Chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú
Liều lượng: 4-12g/ngày. Chú ý: Khi dùng tán thành bột rồi uống với nước thuốc sắc. Phản ô đầu
Tác dụng dược lý
– Thân hành bối mẫu có td ức chế TKTW và có td làm dịu ho
– Alkaloid peimin và peiminin có td giảm ho khi khí dung NH3 ở chuột nhắt trắng, hai chất này đối kháng với tác dụng kích thích của caffein và tăng tác dụng an thần của chlopromazin
– Hai alkaloid peimin và peiminin có tác dụng hạ huyết áp, liều gây chết trên chuột nhắt trắng của 2 alkaloid này là 0,9mg/kg. Hai alkaloid peimin N-oxyd và peininmin N-oxyd phân lập từ bối mẫu đã chế biến ít độc hơn và hạ áp kéo dài hơn
2.3 QUA LÂU NHÂN
Hạt phơi hay sấy khô của một số loài qua lâu Trichosanthoes sp, họ Bí Cucurbitaceae
TVQK: ngọt, đắng, hàn; phế, vị
CN, CT: – Thanh nhiệt hoá đàm: dùng trị các chứng đàm nhiệt gây ho, phối hợp với hoàng cầm, bối mẫu
– Lý khí khoan hung: dùng khi lồng ngực đầy trướng buồn bực do đàm nhiều trong phế quản
– Nhuân tràng: chữa táo bón
– Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm: chữa mụn nhọt, áp xe phổi và ruột
– Tán kết tiêu thũng: dùng trong viêm hạch, bưới cổ.
Liều lượng: 8-20g/ngày
Kiêng kỵ: không dùng cho người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy mạn tính, đờm sắc trắng loãng. Phản ô đầu
Tác dụng dược lý
– Trichosanthin (protein/hạt qua lâu) có tác dụng chống khối u và gây sảy thai
– Cao cồn 50o quả qua lâu có t/d chống viêm, giảm đau
– Một số polysaccharid có tác dụng chống u và độc tế bào
2.4 NGƯU HOÀNG
Là sỏi mật của con bò Bostaurus domesticus hoặc con trâu Bubalus bubalis, họ Bò Bovidae
TVQK: đắng, ngọt, mát; tâm, can.
CN, CT:- Khử đàm an thần: dùng đối với bệnh sốt dẫn đến thần trí hôn mê, nói nhảm, điên giản phát cuồng.
– Giải độc chữa mụn nhọt: dùng đối với bệnh đau họng, viêm amidan, viêm răng miệng, mụn nhọt lở loét hoặc sưng tấy
Liều dùng: 0,2-0,8g.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không dùng vì có thể sẩy thai