thuốc thanh nhiệt lương huyết

0
680
Thanh nhiệt lương huyết
Rate this post
Thanh nhiệt lương huyết

Thuốc thanh nhiệt lương huyết là thuốc dùng để chữa các bệnh gây ra do huyết nhiệt

Huyết nhiệt gây các bệnh:

+ Các trường hợp mụn nhọt lở ngứa, đau khớp do tạng nhiệt (tình trạng dị ứng nhiễm trùng)

+ Nhiệt ở phần dinh và huyết (khi nhiễm ôn bệnh) gây các chứng mặt đỏ, mắt đỏ, nước tiểu đỏ, phiền táo không ngủ, mê sảng hoặc hôn mê co giật, khát; gây chảy máu, chảy máu cam, thổ ra máu, ban chẩn (nhiệt nhập huyết phận)

+ Các trường hợp sốt dai dẳng kéo dài do mất tân dịch hoặc thời kỳ hồi phục của bệnh truyền nhiễm

Chỉ định cụ thể

– Các bệnh sốt nhiễm trùng có sốt cao mất nước, nhiễm độc thần kinh và rối loạn thành mạch gây chảy máu

– Các trường hợp sốt kéo dài dùng thuốc kháng sinh, hạ sốt không hết sốt

– Trừ huyết nhiệt: tránh tái phát các bệnh thấp khớp cấp, mụn nhọt, chống lại tình trạng dị ứng nhiễm trùng

Lưu ý phối hợp thuốc hợp lý:

– Với thuốc bổ âm sinh tân dịch khi sốt cao mất nước;

– Với thuốc thanh nhiệt giải độc (thanh nhiệt táo thấp) trong bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm;

– Với thuốc khu phong trong đau khớp, dị ứng.

Một số vị thường dùng :

5.1 TÊ GIÁC

Dùng sừng của các loài tê giác Rhinoceros sp., họ Tê giác Rhinocerotidae

Ngày nay thường dùng sừng trâu thay thế

TVQK: đắng, chua, mặn, hàn; tâm, can, vị, thận

CN, CT:

– Thanh nhiệt lương huyết: Dùng khi nhiệt đã nhập vào phần dinh, huyết; hoả thịnh thiêu đốt, gây cuồng nhiệt nói mê sảng, dùng khi sốt cao của các bệnh truyền nhiễm, viêm não B (khi chưa có dấu hiệu viêm màng não)

– Thanh nhiệt lương huyết, chỉ huyết: dùng khi huyết nhiệt gây thổ huyết, nục huyết, phát ban, xuất huyết dưới da

– Tráng thận thuỷ, thanh tâm hoả: Làm tâm thận tương giao, âm dương cân bằng, tâm thần thanh thản, dùng tốt cho người tâm phiền, bồn chồn mất ngủ

Liều dùng: 1-2 gam, mài với nước thành bột để uống

Kiêng kỵ: Người không có thực nhiệt không dùng, phụ nữ có thai dùng thận trọng

Tác dụng dược lý

– Tê giác có tác dụng cường tim với tim suy nhược. Đối với mạch máu lúc đầu co mạch tạm thời, sau đó giãn mạch rõ rệt. Nên lúc đầu huyết áp hơi tăng, sau lại hạ.

5.2 SINH ĐỊA

Dùng rễ của cây sinh địa hoàng Rehmannia glutinosa, họ Hoa mõm sói Scrophulariaceae

TVQK: ngọt, đắng, hàn; tâm, can, thận

CN, CT:

– Thanh nhiệt lương huyết: dùng khi huyết nhiệt dẫn đến người nóng, lưỡi đỏ tâm phiền, hoặc khi tà nhiệt  nhập vào phần dinh huyết biểu hiện sốt cao, miệng khát, phát ban, xuất huyết,…

Dưỡng âm sinh tân dịch: Có thể nuôi dưỡng phần âm, sinh tân dịch, nhuận táo kết. Dùng khi âm hư hoả vượng hoặc nhiệt tà làm tổn thương tân dịch (đang và sau khi sốt)

Chỉ khát: chữa bệnh tiêu khát (đái đường), thường kết hợp với thục địa, huyền sâm, thiên hoa phấn,..

Liều dùng: 12-40g

Kiêng kỵ: Do thuốc trệ nhờn, có tính hàn nên những người tỳ hư, bụng đầy, đại tiện lỏng, dương hư, nhiều đờm không dùng. Thấp nhiệt không dùng.

Tác dụng dược lý

– Tác dụng hạ đường huyết (do chất Iridoid catalpol). Còn có các chất thuộc nhóm phenyl ethyl alcol có t/d ức chế men aldose reductase, làm giảm biến chứng trên võng mạc, thần kinh và thận trên người đái tháo đường

5.3 ĐỊA CỐT BÌ

Là vỏ rễ phơi khô của cây Câu kỷ Lycium chinense hoặc cây Ninh Hạ câu kỷ L. barbatum, họ Cà Solanaceae

TVQK: ngọt, hơi đắng, hàn; can, thận, phế

CN, CT:

– Thanh nhiệt lương huyết: chữa đau nhức trong xương do âm hư (cốt chưng triều nhiệt); chữa chảy máu do sốt nhiễm trùng; sau khi mắc bệnh truyền nhiễm sốt lâu không khỏi (xem bài Thanh hao miết giáp thang).

Thanh phế nhiệt: Chữa ho, viêm họng cấp hoặc mạn, lao phổi

Liều dùng: 8-16g/ngày