Đi hàng đầu trong nguyên nhân gây ngộ độc là các loại thuốc ngủ và an thần. Khuynh hướng sử dụng nhóm benzodiazepin (seduxen) ngày một tăng. Ở nông thôn, ngộ độc hóa chất trừ sâu là chủ yếu, trong đó nhóm photpho hữu cơ chiếm 89%
Ngộ độc một số chất thường gặp:
1. Thuốc ngủ (barbituric)
Thuốc barbituric thường chia làm 2 loại: nhóm tác dụng dài như phenobarbital. Tác dụng bắt đầu 30-45 phút sau khi uống và kéo dài từ 4-8 giờ. Uống 6 gam có thể chết. Nhóm tác dụng ngắn như amobarbital, pentobarbital. Tác dụng bắt đầu 15-30 phút sau khi uống và kéo dài 2-4 giờ.
Triệu chứng: nhiễm độc nhẹ, bệnh nhân không hôn mê sâu, trông như ngủ say. Nhiễm độc nặng: có hôn mê, đồng tử co lại.
Xử lí: phải chuyển bệnh nhân đi bệnh viện để rửa dạ dày ngay. Phải chú ý giữ cho hô hấp thông suốt. Nếu ngừng thở thì phải thổi ngạt.
2. Benzodiazepin (Seduxen)
Nhóm thuốc gồm nhiều chất chữa chứng lo âu, rối loạn giấc ngủ. Nhưng dùng nhiều và liều cao lâu ngày có thể trở nên nghiện, nhất là ở người lớn tuổi.
Triệu chứng: ngủ say, nếu nặng thì hôn mê và suy hô hấp, trụy mạch, suy thận.
Xử trí: rửa dạ dày. Dùng thuốc rửa độc đặc hiệu của benzodiazepin là flumazenil, biệt dược pháp là anexate đóng ống 10 ml = 1mg hoặc ống 5 ml= 0,5 mg. Tiêm tĩnh mạch chậm, tổng liều không quá 2 mg. Đặc biệt lưu ý thông khí tốt phòng suy hô hấp.
3. Hóa chất trừ sâu:
Danh từ hóa chất trừ sâu hiện nay khá rộng, bao gồm 6 loại: nhóm phospho hữu cơ, nhóm clo hữu cơ, nhóm carbamat, nhóm pyrethrin, nhóm trừ sâu kim loại, nhóm hóa chất hữu cơ và nhóm hóa chất thảo mộc.
Nhưng hay gặp là nhóm phospho hữu cơ, clo hữu cơ, và carbamat.
• Nhóm phospho hữu cơ: trong nông nghiệp nhóm này có ưu điểm là phân giải nhanh trong đất nhưng rất độc. Các thuốc ta thường dùng là DDVP, chlorophos, metaphos, basudin, monitor, và Bi 58.
Người ngộ độc có mùi hơi thở hoặc mùi chất nôn giống thuốc sâu, người bệnh có triệu chứng tăng tiết dịch, co thắt phế quản, đồng tử co, nhịp tim chậm( kiểu cường phó giao cảm của muscarin) + co giật thớ cơ mí mắt, mặt, lưỡi, cổ, lưng( kiểu thần kinh của nicotin).
Xử trí: tiêm ngay atropin nếu có, có thể tiêm được 20mg dưới da, chia thành nhiều lần,cách nhau 1 giờ 2 ống. Sau đó chuyển đến viện để rửa dạ dày và điều trị chuyên khoa.
• Nhóm clo hữu cơ: ít hơn chất trên. Hiện nay nhóm clo hữu cơ vẫn được dùng như DDT, 666, Keltan, polyclocanifen.
Nếu theo đường khí: khi phun ddt, người bệnh bị hắt hơi, ho dai dẳng, mệt mỏi, sau đó khó thở, nếu nặng có thể bị phù phổi cấp. Nếu theo đường tiêu hóa: buồn nôn, đi ngoài, đau hàm và họng, tê đầu chi, lên cơn giật, rồi ngừng thở.
Xử lí: phải nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nhiễm độc, cởi áo quần. Để nạn nhân ở tư thế nằm, ủ ấm. Nếu ngộ độc theo đường tiêu hóa phải gây nôn. Nhanh chóng chuyển đi viện. trường hợp dính nhiều hóa chất vào da phải cởi hết quần áo, rửa sạch sẽ toàn bộ hóa chất bằng xà phòng, ở mắt thì rửa bằng dung dịch nước muối sinh lý hay thật nhiều nước sạch.
• Nhóm carbamat: các hợp chất carbamat hữu cơ hiện đang dùng ở nước ta là : Bassa, Furadan, Mipsin, Padan, thường dùng thay phospho hữu cơ vì quá độc. Triệu chứng nhiễm độc và cách xử lí tương tự như phospho chất hữu cơ.
copy ghi nguồn : thuocbietduoc.edu.vn