Contents
PHÙ PHỔI CẤP
Định nghĩa:
- Phù phổi cấp là tình trạng dịch tràn từ mạch máu vào khoảng kẽ phế nang và vào lòng phế nang, tỉ lệ tử vong chiếm khoảng 15-20 %
- Còn gọi là tình trạng chết đuối trên cạn
Sinh lý bình thường:
- Dịch chỉ có trong mạch máu, không tràn vào kẽ và lòng phế nang
- Nguyên nhân do màng phế nang khong thấm nước
- Dịch chỉ di chuyển vào khoảng xung quanh mạch máu phế quản
- Lượng dịch vào khoảng kẽ được hệ bạch huyết thu hồi lại vào đại tuần hoàn
Nguyên nhân phù phổi cấp:
- Áp lực thủy tĩnh của mao mạch phổi tăng lên:
Áp lực tĩnh mạch phổi tăng lên
Tăng áp lực cuối tâm trương ở thất trái và tâm nhĩ
- Tăng áp lực nhĩ trái
Dịch trong lòng mạch thoát khỏi màng phế nang vào trong lòng phế nang
Dịch trong lòng phế nang không mang theo được protein nên gọi là “ dịch nghèo protein”
- Khi tăng tính thấm thành mạch phổi thì tăng lượng dịch và protein đi vào kẽ và lòng phế nang
Triệu chứng:
- Khoảng kẽ phù gây: thở nhanh gấp, thở khó
- Phế nang lụt: thiếu vận chuyển trao đổi khí, thiếu oxy máu
- Khạc ho ra nhiều bọt có màu hồng, là màu của hồng cầu
Phân loại:
- Phù phổi cấp do huyết động: do tim, suy tim trái
- Phù phổi cấp tổn thương: phù do tăng tính thấm thành mạch phế nang, tổn thương thành mạch phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển
- Trên lâm sàng 2 thể này giống nhau nên khó phân biệt
Phù phổi cấp huyết động:
- Do bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ có hoặc không kèm nhồi máu cơ tim
- Suy tim cấp tâm thu, suy tim tâm trương
- Van 2 lá, van động mạch chủ rối loạn chức năng
- Khó thở khi nằm hoặc gây cơn khó thở kích phát ban đêm
Phù phổi câp tổn thương do:
- Viêm phổi
- Viêm nhiễm hô hấp
- Dịch dạ dày bị tràn vào phổi
- Truyền khối lượng máu lớn do chấn thương nặng
Triệu chứng lâm sàng:
- Phù phổi cấp huyết động:
- Tiếng tim thứ 3 có tiếng ngựa phi
- Van tim có tiếng thổi bệnh lí
- Tĩnh mạch cổ nổi rõ
- Gan to, phù, chân tay lạnh
- Phù phổi cấp tổn thương:
- Chân tay ấm
- Khám tổng quát bụng, chậu, trực tràng
Triệu chứng cận lâm sàng:
- Làm điện tim
- Troponin tăng
- Rối loạn điện giải, áp lực thủy tĩnh máu
- Xét nghiệm men tuyến tụy: amylase, lipase
- Siêu âm tim: đánh giá chức năng van và chức năng thất trái, chức năng tâm trương khó được đánh giá, không loại trừ nguyên nhân do tim
Cấp cứu xử trí ban đầu:
- Để bệnh nhân gối đầu cao tránh ngạt thở
- Thở oxy bằng máy
- Hút bớt dịch
- Cần thiết khẩn cấp: thở máy xâm nhập hoặc không
Điều trị bằng thuốc:
- Thuốc giảm tiền gánh: giảm được khối lượng tuần hoàn trở về tĩnh mạch phổi và tim phải, giảm áp lực thất phải, giảm áp lực vào mao mạch phổi, khó thở được cải thiện
Các thuốc: nitroglycerin( giãn mạch), morphin sulphat( giãn mạch), lợi niệu quai( furocemid)
- Thuốc giảm hậu gánh: do phù phổi cấp gây tăng catecholamin, tăng hậu gánh
Các thuốc: giãn mạch nitroglycerin, hydralazin
- Thuốc vận mạch: dopamin, Dobutamin, noradrenalin
Thuốc cụ thể:
- Nitroglycerin :
Thời gian bán thải rất ngắn, tác dụng nhanh
Thường nhỏ dưới lưỡi , 5-10 phút nhắc lại 1 lần
Liều 10-20mg đến 100 mg trong 1 phút
- Morphin sulfat:
Ưc chế thần kinh nên giảm sự lo lắng, bồn chồn
Giảm đau
Tăng nguy cơ suy hô hấp do ức chế trung tâm hô hấp
Có thể thay bằng benzodiazepin liều thấp
- Furocemid: lợi niệu quai
Ức chế cơ chế đồng vận chuyển Na\K|Cl ở nhánh lên của quai henle, ức chế tái hấp thu nước, giảm khối lượng tuần hoàn
Bệnh nhân phù phổi cấp thì dòng máu đến thận giảm nên tác dụng của thuốc bị chậm khoảng 45-120 phút
Gây tụt huyết áp tư thế, rối loạn điện giải
Khắc phục: dùng nitroglycerin và ức chế man chuyển trước khi dùng lợi niệu
- Thuốc vận mạch:
Dùng khi có tụt huyết áp
TDKMM: tăng nhịp tim, rối loạn nhịp, tăng nhồi máu cơ tim
Khi huyết áp bình thường có thể dùng nitroglycerin để giảm ứ trệ phổi
Điều trị hỗ trợ khác:
- Thở máy xâm nhập hoặc không: giảm tiêu thụ oxy
- Hỗ trợ tuần hoàn: lắp bóng bơm trong động mạch chủ, sử dụng khi có sốc tim
- Tái tưới máu mạch vành: có nhồi máu cơ tim
- Phẫu thuật: kẹt van, van tim tổn thương
Trường hợp tiên lượng nặng:
- Hô hấp hỗ trợ
- Dùng thuốc vận mạch tăng marker sinh học
- Làm điện tim
- Suy thận, tăng huyết áp dùng digoxin
- Đau ngực, thiếu máu