Contents
Cây ngũ gia bì chân chim
Đặc điểm thực vật:
Cây ngũ gia bì cao khoảng từ 2 – 8 m. Lá mọc so le, dạng lá kép châm vịt, trên mỗi lá có từ 6 – 8 lá chét. Lá chét nguyên,hình trứng thon dài, đầu nhọn. Cuống lá rất dài, có kích thước thay đổi từ 6 – 30 cm.
Kiểu hoa dạng chùm tán, hoa nhỏ màu trắng, có số cánh hoa và nhị hoa bằng nhau.
Quả hình cầu, rất nhỏ, có kích thước khoảng 3 – 4 mm. Lúc chín có màu tím sẫm, bên trong có chứa hạt.
Cây mọc hoang rất nhiều ở nước ta.
Trồng trọt, thu hái, chế biến:
Dâm cành để trồng.
Lấy lớp vỏ của thân cây, cạo bớt lớp vỏ thô bên ngoài, đem phơi trong bóng râm, ủ bằng lá chuối trong 7 ngày, thỉnh thoảng đảo đều cho có mùi thơm, sau đó lấy ra phơi hoặc sấy nhẹ.
Thành phần hoá học:
Saponin, và 1 ít tinh dầu.
Công dụng:
Ngũ gia bì có tác dụng lợi niệu, chữa phù, chữa phong thấp.
Thuốc chữa đau lưng, tê bì chân tay.
Dạng dùng:
Thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
Giảo cổ lam ( cây cổ yếm )
Đặc điểm thực vật:
Giảo cổ lam thuộc dạng cây dây leo, mọc hàng năm, thân cây không có lông. Cây mọc trên giàn hoặc tự bò. Lá kép, các lá chét hình xoan có cuống ngắn và thuôn nhọn ở 2 đầu, mép lá có răng cưa.
Cụm hoa hình chuỳ, hoa nhỏ có các ống bao hoa rất ngắn 5 cánh, hình sao.
Quả tròn, nhỏ lúc chín có màu đen, quả khô có chứa 2 – 3 hạt nhỏ.
Cây mọc ở trong rừng thành bụi. Cây mọc nhiều ở 1 số tỉnh miền núi phái bắc nước ta như Lào Cai, Hoà Bình.
Hiện nay, giảo cổ lam đã được đưa vào trồng để sản xuất trà giảo cổ lam.
Chế biến:
Thu hái bộ phận trên mặt đất vào mùa thu, phơi khô.
Thành phần hoá học:
Saponin, ngoài ra còn có Flavonoid.
Tác dụng, công dụng:
Thuốc có tác dụng điều hoà thần kinh, gây giảm các cảm xúc quá độ và hưng phấn.
Tác dụng điều hoà huyết áp, tăng cường chức năng tim.
Làm giảm Cholesterol máu,giảm LDL cholesterol và tăng HDL cholesterol.
Tác dụng trên tiểu đường, chống oxy hoá, viêm đường hô hấp,…
Trong dân gian, người ta sử dụng giảo cổ lam chữa đái máu, phù, đau họng, chấn thương.