Tác dụng chữa bệnh của ớt đỏ

0
620
cây ớt
Rate this post

Cây ớt
Tên khoa học là: Capsicum annuum.
Thuộc họ Cà – Solanaceae.

Đặc điểm thực vật:

cây ớt

Cây ớt là loại cây nhỡ, thân thảo, mọc hàng năm. Cây có nhiều cành, nhẵn; có các lá mọc so le, đầu nhọn, thuôn dài. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, có màu trắng, hoa ra gần như quanh năm.
Hình dáng quả thay đổi tuỳ loài, có khi mọc rủ xuống hay quay lên trời, quả có thể tròn, dài. Lúc chín màu đỏ, vàng hoặc tím; bên trong có chứa nhiều hạt.
Tác giả Bailey đã dựa vào hình dáng, kích thước, mùi vị, màu sắc của quả đã chia ớt thành nhiều thứ:
Thứ Fasciculatum Bail: ớt chỉ thiên, quả mọc thành chùm 2 – 3 quả, lúc chín có màu đỏ, rất cay.
Thứ Microcarpum Bail : quả ớt nhỏ, chín có màu đỏ, rất cay, cây sống lâu năm.
Thứ Conoides Bail: quả hình chuỳ, lúc chín có màu tím.
Thứ corasiforme Bail: quả tròn, lúc chín có màu đỏ và cay.
Thứ acuminatum Bail: ớt sừng trâu, đầu nhọn, chín có màu đỏ, rất cay.
Thứ Longum Bail: ớt tây, hoa to, quả to, nhăn nhúm, lúc chín có màu đỏ hoặc vàng, không cay, có mùi thơm, người ta thường xào để ăn.

Phân bố:

Phân bố khắp nước ta. Một số nước trồng nhiều như Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia,…

Bộ phận dùng:

Quả ớt dùng tươi hay sấy khô.
Lá tươi.
Quả ớt có vị cay nóng, nếu đốt quả cho khói rất cay, gây ho, hắt hơi.

Thành phần hoá học:

Capsaicin, dihydrocapsaicin, nor dihydrocapsaicin, homocapsaicin, homodihydrocapsaicin.
Các chất carotenoid gồm capsanthin, capsorubin, kryptoxanthin, zeaxanthin, lutein, caroten.
Capsicosid, flavonoid, vitamin C, acid hữu cơ như acid citric, malic,…

Tác dụng dược lý:

Tác dụng chính của ớt là do capsaicin, chất này gây cảm giác nóng mạnh tại chỗ trên da, niêm mạc, có cảm giác cháy rát, gây đỏ nhưng không phồng da.
Người ta cho rằng, capsaicin tác động tới các thụ thể thần kinh cảm giác da và biểu bì nên làm giảm cơn đau ở bệnh nhân zona.
Bột ớt gây hắt hơi rất khó chịu.

Công dụng:

Làm gia vị trong bữa ăn.
Kích thích tiêu hoá giúp ăn ngon, chóng tiêu.
Ớt làm giảm đau trong các bệnh khớp, đau dây thần kinh.
Dạng dùng:
Dạng cồn, băng dán, thuốc mỡ có thể dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

copy ghi nguồn : thuocbietduoc.edu.vn