ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DO VI KHUẨN LẬU CẦU

0
1075
lậu cầu
Rate this post

Triệu chứng lâm sàng:

  • Thường xảy ra cấp tính, gồm 2 loại là viêm khớp do lậu và không do lậu

Viêm khớp nguyên nhân không phải do lậu

viêm khớp
  • Thường xảy ra ở 1 khớp độc lập, khớp gối là khớp hay gặp nhất
  • Khớp sưng nóng đỏ đau, tràn dịch khớp, vận động bị hạn chế
  • Các triệu chứng của nhiễm khuẩn: rét run, sốt cao, hơi thở có mùi hôi, môi khô, lưỡi bẩn

Nhiễm khuẩn nguyên nhân do lậu:

lậu cầu
  • Xuất hiện hội chứng nhiễm khuẩn phát tán: bệnh nhân sốt cao, rét run, có ban đỏ, có ụn kèm mủ ngoài da
  • Có thể biến chứng vào bộ phận sinh dục như: đái buốt, đái rắt, đái máu kèm mủ
  • Viêm khớp có tính chất di chuyển, đi kèm với tràn dịch khớp
  • Đường tiết niệu viêm nhiễm

Triệu  chứng cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng cao đặc biệt là bạch cầu trung tính, VSS tăng, CRP tăng
  • Procalcitonin tăng đặc biệt khi nhiễm khuẩn huyết
  • Dịch khớp: lấy dịch khớp soi và đếm tế bào, tiến hành nhuộm gram soi tươi, nuôi cấy tìm ra vi khuẩn
  • Cấy máu tìm tác nhân gây bệnh
  • Chẩn đoán hình ảnh: tiến hành chụp X-quang, siêu âm khớp hoặc chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ
  • Chẩn đoán xác định:: xác định nếu có 1 trong 2 dấu hiệu sau
  • Dịch khớp có mủ, bạch cầu đa nhân trung tính bị thoái hóa hoặc số lượng tế bào dịch khớp > 100000\ml và có trên 80% là bạch cầu, hoặc soi tươi tìm được vi khuẩn
  • Cấy máu có vi khuẩn

1 trong 2 tiêu chuẩn trên kết hợp với 1 trong 2 hoặc cả 2 tiêu chuẩn sau:

  • Triệu chứng viêm khớp trên lâm sàng điển hình
  • Triệu chứng X-quang điển hình: tức là hình ảnh soi gương

Điều trị:

Viêm khớp không do lậu cầu:

  • Nếu chưa có kết quả xét nghiệm: dùng ngay oxacillin hoặc nafcillin tĩnh mạch , liều 8g 1 ngày, cách nhau 6h, hoặc dùng clindamycin liều 2,4 g 1 ngày dùng 4 lần
  • Nếu có vi khuẩn: oxacillin hoặc nafcillin liều 2 g, dùng 8 g 1 ngày, mỗi liều cách nhau 6h, hoặc clindamycin liều 2,4 gam tĩnh mạch
  • Nếu nghi ngờ nhiễm tụ cầu vàng:kháng sinh vancomycin liều 2g mỗi ngày tĩnh mạch hoặc teicoplanin liều 6mg\kg, dùng 1 lần trong ngày ở những ngày đầu, sau đó dùng 3mg\kg tĩnh mạch
  • Nghi ngờ trực khuẩn mủ xanh: phối hợp ceftazidim liều 2g\lần và aminoglycosid như gentamycin liều 5mg\kg\ngày hoặc amikacin liều 15mg\kg\ngày tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch

Nếu có vi khuẩn theo cấy máu hoặc dịch thì điều trị theo phác đồ:

  • Phế cầu hoặc liên cầu: penicillin G 2 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch cách nhau 4 giờ, dùng trong 2 tuần
  • influenza, S. pneumonia tiết beta-lactam: dùng ceftriaxon liều 1-2 g\lần\ngày, hoặc dùng cefotaxim 1g, liều 3g\ngày, trong 2 tuần
  • Vi khuẩn gram âm: dùng cephalosporin III, IV tĩnh mạch, dùng trong 3-4 tuần, hoặc fluoquinolone: levofloxacin liều 500 mg tĩnh mạch
  • Trực khuẩn mủ xanh: aminosid với ceftazidim, dùng 2 tuần, sau đó chuyển sang fluoquinolone

Viêm khớp do lậu cầu:

  • Lậu cầu nhạy cảm với penicillin: dùng amoxicillin 1500mg\ngày* 3 lần, hoặc ciprofloxacin liều 1000 mg 2 lần\ngày, điều trị 7 ngày

    amoxicilin
  • Lậu cầu kháng penicillin: ban đầu dùng ceftriaxone 1g tiêm bắp, hoặc tĩnh mạch mỗi ngày trong 7 ngày, sau đó dùng ciprofloxacin 500mg 2 lần\ngày
  • Nghi ngờ nhiễm chlamydia: phối hợp doxycylin 100mg 2 lần\ngày hoặc tetracyclin 500 mg 4 lần\ngày hoặc erythromycin 500 mg 4 lần\ngày