-
Contents
Khái niệm chất độc
- Chất độc là những chất khi đưa vào cơ thể một lượng nhỏ trong điều kiện nhất định sẽ gây hại cho sức khỏe con người từ mức độ nhẹ như đau đầu, buồn nôn,.. đến mức độ nặng như co giật, mê sảng, sốt rất cao và nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. Ngộ độc là sự rối loạn hoạt động sinh lý của cơ thể dưới tác động của chất độc.
- Một chất trở nên độc trước hết phụ thuộc vào liều lượng của nó trong cơ thể. Ví dụ như thuốc có tác dụng chữa bệnh, điều trị bệnh chỉ được dùng với một lượng vừa đủ, không nên dùng nhiều vì bản thân nó là con dao hai lưỡi, có tác dụng điều trị đồng thời tác dụng không mong muốn cũng có. Vì vậy phải cân nhắc liều lượng dùng để có hiệu quả điều trị tốt nhất. Một số ion kim loại như Cu2+ , Zn2+ , .. co những vai trò sinh lý nhất định nhưng nếu những ion này nồng độ của chúng trong các tổ chức vượt ngưỡng sinh lý của chúng thì lại trở nên có hại cho cơ thể.
- Độc tính của một chất còn phụ thuộc vào tính chất vật lý hóa học của nó như độ hòa tanm độ phân tán. Ví dụ như ion Bari ở dạng hòa tan BaCl2 độc tính cao, trong khi BaSO4 lại không có độc tính trong cơ thể, từ đó có những ứng dụng trong y học.
- Độc tính phụ thuộc vào cách sử dụng, tình trạng sức khỏe, tuổi tác của các các thể. Một chất trở nên độc hơn các chất khác hoặc có thể trở nên ít độc hơn tùy vào yếu tố trên.
-
Độc tính của chất độc và các yếu tố ảnh hưởng
Độc tính: độc tính là một khái niệm về liều lượng, được dùng để mô tả tính chất của chất độc của một chất nào đó với cơ thể.
- Liều tối đa không gây độc
- Liều thấp nhất có thể gây độc
- Liều gây độc
- Liều gây chết
- Liều độc cấp tính LD50
Trong đó LD50 là thông số hay được sử dụng nhiều nhất. Là liều gây chết trung bình 50%động vật thí nghiệm. LD50 có thể được xác định bằng nhiều con đường khác nhau, thường bằng đường uống hoặc qua da. Hoặc có thể tiêm chất độc vào động vật thí nghiệm để xác định.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính của một chất
Như đã trình bày ở trên, có nhiều yếu tố quyết định đến độc tính của một chất như: tính chất lý hóa, liều lượng, cách sử dụng, bản thân người sử dụng là đối tượng nào, tuổi tác. Để tìm kiểu kỹ hơn, các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính của một chất có thể chia thành các phần
- Yếu tố chủ quan:
+ Loài: mỗi loài mó một liều độc riêng, do đó không được suy liều độc từ loài này sang loài khác, đặc biệt không được suy cho người. Liều độc không thể xác định bằng thực nghiệm mà chỉ xác định thông qua ước lượng và điều tra.
+ Tuổi, giới tính, cân nặng: động vật non có thể chịu ảnh hưởng của các chất độc mà cần chuyển hóa qua gan thận, tốt hơn động vật già, nhưng đối với chất độc có ái tính nhạy cảm với thần kinh thì động vật non chịu ảnh hưởng nặng nề hơn.
+ Độ nhạy cảm đối với từng cá thể
+ Trạng thái của cơ thể: no, đói, stress, có thai,..
- Yếu tố khách quan:
+ đường dùng và cách dùng
+dạng dùng
+ Việc sử dụng đồng thời với các chất khác
+ Sự quen thuốc
+…