Sự ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh đối với quá trình phát triển của vi sinh vật

0
1460
Ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài đến sự phát triển của vi sinh vât
Rate this post

Sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật liên quan chặt chẽ đến các điều kiện môi trường bên ngoài. Các điều kiện này bao gồm hàng loạt các yếu tố khác nhau, tác động qua lại lẫn nhau.

Đa số các yếu tố đều có đặc tính tác dụng chung biểu hiện ở 3 nấc: tối thiểu, tối ưu, cực đại. Khi một yếu tố ở trong vùng tối ưu thì vi sinh vật sẽ được phát triển và sinh trưởng một cách tốt nhất,với tốc độ phát triển tốt nhất. Nếu yếu tố này có tác dụng cực đại hoặc cực tiểu, vi sinh vật ngừng phát triển hoặc chết.

Các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến đời sống của vi sinh vật là vật lý, hóa học, sinh học, trong đó yếu tố vật lý là đáng chú ý nhất. Yếu tố vật lý bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng

  1. Nhiệt độ:

  • Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất đối với đời sống của vi sinh vật. Mỗi loài, mỗi chủng vi sinh vật có một giới hạn nhiệt độ phát triển thích hợp. Nói chung đối với vi sinh vật, nhiệt độ phát triển 15-45◦C
  • Nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi quá trình trao đổi chất của vi sinh vật, vi sinh vật sẽ bị chết. Cụ thể nhiệt độ cao sẽ làm biến tính protein của vi sinh vật, biến tính enzym, thay đổi quá trình sinh lý sinh hóa bên trong tế bào vi sinh vật và làm chúng chậm phát triển hoặc chết. Các tế bào sinh dưỡng thường bị chết ở nhiệt độ trên 60◦C trong 20-30 phút.
  • Các bào tử bị tiêu diệt ở nhiệt độ 120◦C trong 30-40 phút. Tính chất này được ứng dụng trong – việc tiệt trùng. Nhiệt độ thấp chỉ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật

 

  1. Độ ẩm

  • Hầu hết các quá trình sống của vi sinh vật đều liên quan đến nước. Khi thiếu nước xảy ra quá trình loại nước ra khỏi tế bào vi sinh vật, trao đổi chất bị giảm và tế bào chết. Vì vậy trong bảo quản thuốc, dược liệu, thực phẩm tránh khỏi tác động của vi sinh vật cần có giới hạn độ ẩm nhất định. Để làm giảm hàm ẩm của thực phẩm, dược liệu hoặc một số thuốc khác, sấy là biện pháp làm khô tốt để bảo quản.
  1. Ánh sáng

Ánh sáng mặt trời gồm các tia bức xạ như tia tử ngoại, hồng ngoại, tia gamma có tác dụng phá hủy tế bào vi sinh vật, đặc biệt là tia tử ngoại. Bức xạ tử ngoại có bước sóng khoảng 260nm có tác dụng diệt khuẩn mạnh nhất. Dưới tác động của tia UV vi sinh vật chết tùy liều lượng.

Để ngăn ngừa tác hại của vi sinh vật đối với thuốc, các tác nhân vật lý trên cần được vận dụng vào trong quá trình thực hành sản xuất thuốc, bảo quản thuốc cho tốt, nhằm hạn chế tối đa số lượng vi sinh vật ban đầu gây nhiễm. Đồng thời tùy vào chế phẩm mà đưa ra chỉ tiêu giới hạn nhiễm khuẩn. Ví dụ như chế phẩm thuốc tiêm phải vô trùng, thuốc nhỏ mắt vô trùng, còn một số chế phẩm khác đạt giới hạn nhiễm khuẩn cho phép

Copy ghi nguồn ThuocBietDuoc.edu.vn

Link bài viết: Sự ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh đối với quá trình phát triển của vi sinh vật