thuốc ngủ nhóm barbiturat

0
2196
thuốc ngủ
Rate this post
  • Thuốc ngủ nhóm barbiturat là các dẫn chất của acid barbituric.
  • thuốc ngủ
  • Đại cương về thước ngủ

    Thuốc ngủ là những thuốc ức chế thần kinh trung ương, tạo giấc ngủ gần giống giấc ngủ sinh lý. Với liều thấp, thuốc  tác dụng an thần và  liều cao có thể gây mê và liều cao  nữa sẽ gây ngộ độc và chết.
    An thần => ngủ => mê => chết

     Chỉ định:

    + Chống mất ngủ
    + Làm giảm, trạng thái căng thẳng thần kinh
    + Dùng cùng thuốc giảm đau , thuốc mê.
    – Hay loại an thần – gây ngủ dẫn xuất bezodiazepin vì ít tác dụng phụ và ít gây quen thuốc.

    1.1. Barbiturat

    Acid barbituric là acid mạnh dễ bị phân ly nên chƣa khuếch tán đƣợc qua màng
    sinh học, chƣa vào thần kinh trung ương và chưa có tác dụng dược lý.
    Muốn có tác dụng ức chế thần kinh trung ương  cần thay H ở C5 để đƣợc các barbiturat. Thay H ở N1 và N3 bằng gốc metyl hoặc thay O ở C2 bằng S , để được các thiobarbiturat.
    Barbiturat là `1 acid yếu, ít phân ly, phần không phân ly tan trong lipid , và khuếch tán qua màng sinh học để cho tác dụng.

    1.1.2. Tác dụng dược lý

     Trên thần kinh
    + Ức chế thần kinh trung ương.  tác dụng an thần, gây ngủ , hoặc gây mê.
    + Tạo ra giấc ngủ gần giống giấc ngủ sinh lý (giấc ngủ sóng chậm): trên điện
    não đồ xuất hiện sóng δ tần số 4 – 8/giây, biên độ 20 – 200 microvon. Thuốc tạo cho ta giấc ngủ, đến nhanh (tác dụng sau uống 30 phút).
    + Làm dịu phản ứng tâm thần gây nên do cơn đau (được phối hợp với thuốc giảm đau)
    + Liều gây mê ức chế tuỷ sống, làm giảm phản xạ đa sinap, và đơn sinap. Liều cao  giảm áp lực dịch não tuỷ.

  • Cơ chế:

  • Nhiều tác giả cho rằng thuốc tăng cường và/hoặc bắt chƣớc tác dụng của acid gama amino butyric (GABA). Điều này giải thích việc thuốc có điểm tương đồng với dẫn xuất benzodiazepin.
     Trên hô hấp
    + Ức chế trực tiếp trung tâm hô hấp ở hành não, làm giảm biên độ và tần số nhịp thở. Liều cao có thể  gây huỷ hoại trung tâm hô hấp, làm giảm đáp ứng với CO2,giảm áp lực dịch não tuỷ , có thể gây nhịp thở Cheyne – Stockes.
    + Chế phẩm thuốc phiện gây  tăng độc tính của thuốc trên hô hấp.
     Trên tuần hoàn: liều gây mê giảm lưu lƣợng tim , hạ huyết áp làm giảm phản xạ đa sinap, và đơn sinap. Liều độc ức chế tim.

    1.1.3. Dược động học

     Hấp thu nhanh ,  hoàn toàn qua ống tiêu hoá (trừ thiobarbiturat, hexobarbital). Thuốc hấp thu tốt khi đặt  trực tràng.
     Các barbiturat gắn vào protein huyết tƣơng theo các  tỷ lệ khác nhau (phenobarbital 20%, secobarbital 45%). Thiobarbiturat dễ gắn vào mô mỡ. Thay đổi pH máu sẽ ảnh hƣởng đến tác dụng của thuốc , (pH máu tăng làm giảm tác dụng dƣợc lý của thuốc và ngƣợc lại).
     Thuốc bị chuyển hoá qua gan tạo chất chuyển hoá,  mất tác dụng và thải  trừ chủ yếu qua thận, một phần qua nƣớc bọt, rau thai và sữa

    1.1.4. Phân loại các dẫn xuất

    Dựa theo cường độ tác dụng các barbiturat được chia 4 loại:
     Loại tác dụng bền (8 – 12 giờ) :
    + Barbital (veronal): điều trị mất ngủ và khó ngủ. Ngƣời lớn uống 0,3g trƣớc ngủ,  tối 30 phút. Tối đa 0,5g/lần, 1,5g/ngày. Viên nén: 0,3g, 0,5g
    + Phenobarbital (luminal, gardenal)
    • Là thuốc chống co giật trong nhóm, song tác dụng không chọn lọc , vì thuốc hạn chế cơn động kinh lan tỏa và làm tăng ngƣỡng động kinh động kinh cơn lớn, động kinh giật cơ, động kinh cục bộ kèm phòng co giật do sốt cao tái phát,  ở trẻ em  và trị vàng da sơ sinh