-
Contents
Biến chứng vi mạch:
-
Sinh lý bệnh:
-
- Tổn thương thành các vi mạch: dày màng đáy các vi mạch và gây dễ vỡ các thành mạch. Chính vì vậy làm chậm dòng chảy các mạch máu à tăng tính thấm mao mạch.
- Biến đổi trong mạch máu: tăng kết dính tiểu cầu, tăng độ nhớt máu.
- Các yếu tố phát triển bệnh lý vi mạch:
- Yếu tố gen.
- Hay gặp Đái tháo đường không phụ thuộc insulin (vì bệnh thường bị trong một thời gian dài không có triệu chứng).
- Không kiểm soát đường máu tốt làm tăng biến chứng vi mạch.
Biến chứng mắt Đái tháo đường :
Xuất hiện sau 10 năm bị Đái tháo đường
- Biến chứng nặng là bệnh võng mạc tăng sinh do Đái tháo đường .
- Hai thể bệnh võng mạc chính:
- Bệnh võng mạc không tăng sinh (viêm võng mạc tổn thương nền): giai đoạn sớm.
- Vi phình mạch.
- Xuất huyết hình chấm.
- Xuất huyết – phù võng mạc à tổn thương hoàng điểm à gây mù.
Bệnh võng mạc tăng sinh do Đái tháo đường :
- Tăng sinh mao mạch, tổ chức xơ tại võng mạc à tắc mạch máu nhỏ à thiếu Oxy ( gây tăng sinh mao mạch) tại võng mạc kích thích sự phát triển mạch máu mới.
- Nặng xuất huyết dịch kính, bong võng mạc à mù.
Điều trị Laser càng sớm càng tốt.
- Chỉ định: có tân mạch, vi phình mạch, xuất huyết.
- Điều trị Laser từng vùng hoặc toàn bộ võng mạc.
- Biến chứng: mất thị lực ngoại biên do bị bỏng.
- Phòng bệnh:
- Kiểm soát tốt đường máu và HA, giảm nguy cơ tiến triển biến chứng võng mạc.
- Khám kiểm tra mắt định kỳ ở các BS chuyên khoa mắt: 3 – 5 năm sau khi phát hiện bệnh đối với Đái tháo đường typ I, ngay ở thời điểm chẩn đoán bệnh đối với Đái tháo đường typ II, trước và sau 3 tháng đầu tiên khi có thai ở những bệnh nhân Đái tháo đường thai kỳ.
Đục thuỷ tinh thể:
- Cơ chế: glycosyl hoá protein thuỷ tinh thể. Do tăng glucose à tăng tạo sorbitol à thay đổi tính thẩm thấu thuỷ tinh thể xơ hoá thuỷ tinh thể à đục thuỷ tinh thể.
- Biểu hiện hai thể:
- Thể dưới vỏ: tiến triển nhanh cả 2 mắt à hình ảnh bông tuyết dưới vỏ thuỷ tinh thể.
- Thể lão hoá: thường gặp ở người lớn, ở nhân thuỷ tinh thể.
Glaucoma:
- Xảy ra ở 6% bệnh nhân Đái tháo đường , thường là Glaucoma góc mở.
- Glaucoma góc đóng ít gặp, gặp trong trường hợp có tân mạch ở mống mắt.
Biến chứng thận:
-
Bệnh cầu thận Đái tháo đường :
- Là nguyên nhân gây suy thận hàng đầu trong số các BN suy thận phải chạy thận nhân tạo.
- Khoảng 1/3 -1/2 các BN suy thận giai đoạn cuối ở Mỹ là do Đái tháo đường .
- Khoảng 35 % các BN phụ thuộc insulin sẽ bị suy thận, còn 15- 60% các BN không phụ thuộc insulin có biến chứng này (tuỳ chủng tộc).
- Tổn thương cầu thận có hai dạng xơ hoá ổ hoặc lan toả hoặc phối hợp cả hai. Tổn thương thận sẽ nặng lên do các bệnh phối hợp như nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát, viêm thận kẽ…
- Cơ chế: dày màng đáy mao mạch cầu thận và lắng đọng glycoprotein ở trung mạc.
- Tiến triển qua các giai đoạn:
- Giai đoạn đầu, im lặng: tăng mức lọc cầu thận.
- Albumin niệu vi thể: 30 – 300 mg/ngày.
- Albumin niệu đại thể > 500 mg/ngày, có thể kèm theo hội chứng thận hư (hội chứng Kimmelstiel Wilson).
- Suy thận tiến triển giai đoạn cuối.
Phân loại bệnh lý cầu thận theo Shulze 1995 | ||||
Giai đoạn | Tổn thương | Thời gian bị
Đái tháo đường |
Khả năng
điều trị |
MicroAlbumin niệu |
I | Thận phì đại
Tăng chức năng |
< 2 năm | Tốt | < 30 mg/24h |
II | Tổn thương cầu thận
Biểu hiện lâm sàng |
> 5 năm | Khả năng phục hồi. không tiến triển | < 30 mg/24h |
III | Tổn thương cầu thận rõ | 10-15 năm | Còn khả năng phục hồi | 30 -300mg/24h |
IV | Biểu hiện lâm sàng | 10- 20 năm | Ít khả năng phục hồi | > 300mg/24h |
V | Suy thận | 20-25 năm | Không phục hồi | Protein niệu > 500mg/24h |
-
Điều trị
- : không đặc hiệu, bao gồm:
- Kiểm soát tốt đường máu.
- Hạn chế protein trong khẩu phần ăn: 0,6 kg/ng.
- Khống chế HA < 130/80 mmHg cả hai thể Đái tháo đường ngay cả khi xuất hiện microbalbumin niệu; HA < 125/75 mmHg khi đã có protein niệu 1g/24 h.
- Dùng ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin liều thấp mặc dù không có THA.
- Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu. Tránh thuốc độc với thận.