https://thuocbietduoc.edu.vn/?p=10265&preview=true
CHẾ ĐỘ ĂN VÀ MỘT SỐ BỆNH UNG THƯ
Ngày nay số người mắc bệnh ung thư đang ngày càng tăng lên một cách nghiêm trọng. Nguyên nhân là do đâu? Câu trả lời rất đơn giản chính là do chế độ ăn hằng ngày và lối sống của mỗi người.
1. Ung thư dạ dày:
– Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường, đặc biệt là chế độ ăn.
– Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày:
+ Giảm khi ăn nhiều rau quả bảo quản lạnh,không bảo quản bằng muối; vitamin C có trong rau quả; ăn khẩu phần ăn có nhiều hạt ngũ cốc, hành, chè tươi, carotenoid.
+ Tăng khi ăn: thức ăn có lượng muối cao; đơn điệu, có nhiều chất bột dạng tinh chế; sử dụng thường xuyên cá nướng, thịt nướng trực tiếp; uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư tâm vị; …
– Một yếu tố quan trọng không phải chế độ ăn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày là nhiễm trùng Helicobacter pylori. Yếu tố này có thể tác dụng độc lập hoặc tương tác với chế độ ăn.
2. Ung thư phổi: Là loại ung thư có tỉ lệ mắc và tử vong cao nhất.
– Yếu tố chính: hút thuốc lá
– Cho dù có chế độ ăn tốt đến đâu nhưng hút thuốc thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh cao.
– Tuy nhiên một chế độ ăn giàu rau quả, nhiều carotenoid vẫn có tác dụng bảo vệ.
– Rèn luyện thể lực và chế độ ăn giàu vitamin C, vitamin E và Selen có khả năng làm giảm ung thư phổi.
– Chế độ ăn nhiều chất béo no, nhiều cholesterol hoặc rượu có khả năng tăng ung thư phổi.
Lời khuyên: nên ăn nhiều rau quả, và không hút thuốc lá.
3. Ung thư gan:
– Nguy cơ cao: Nghiện rượu hoặc ăn nhiều thực phẩm nhiễm aflatoxin( độc tố nấm- thường do ăn thực phẩm bị mốc)
– Chế độ ăn nhiều rau quả sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh.
– Các yếu tố gây ung thư gan không do thức ăn được xác định là viêm gan B và viêm gan C.
– Như vậy để phòng bệnh cần
+ Tránh phơi nhiễm Virut viêm gan B và viêm gan C.
+ Không nghiện rượu
+ Tránh ăn phải thức ăn nhiễm aflatoxin: đối vớ ngô, gạo, khoai, sắn cần được phơi khô, bảo quản tốt tránh bị mốc.
4. Chế độ ăn và lối sống phòng ngừa ung thư:
– Chọn chế độ ăn ưu thế là: ăn thức ăn có nguồn gốc thực vật, ăn nhiều rau đậu, củ quả, rau tươi và quả chín.
– Ăn ít thịt đỏ thay vào đó là thịt gia cầm, thịt chim, cá.
– Duy trì cân nặng, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
– Không uống rượu, nếu uống phải uống với lượng vừa phải.
– Ăn thực phẩm ít chất béo, ít muối.
– Chế biến và bảo quản thực phẩm hợp vệ sinh
– Kết hợp các biện pháp trên.