Cảnh báo kháng sinh vừa là thuốc vừa là chất độc

0
878
kháng sinh có lợi hay có hại
Rate this post

Những đặc điểm sinh lý khác biệt ở trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có bầu,.. đều có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ tác dụng của kháng sinh. Những thay đổi của bệnh lý như miễn dịch suy giảm, bệnh thận, suy gan làm giảm rõ rệt chuyển hóa và bài xuất thuốc gây nên hiện tượng tăng tác dụng của kháng sinh dẫn đến ngộ độc hoặc tăng tác dụng phụ

kháng sinh có lợi hay có hại

Các bệnh lý khác như bệnh nhược cơ, thiếu men G6PD, thiếu hụt hormon,… đều có thể làm nặng thêm các tai biến và tác dụng không mong muốn. Trong trường hợp là phụ nữ có bầu, cho con bú thì việc sử dụng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến thai nhi hoặc con trẻ như: quái thai, dị tật,…

Vì những lý do trên, việc sử dụng kháng sinh theo đúng cơ địa của người bệnh là điều rất quan trọng trong nguyên tắc sử dụng kháng sinh. Sau đây là một số lưu ý khi dùng kháng sinh cho các đối tượng đặc biệt

Kháng sinh với trẻ em

Hầu hết kháng sinh đều phải chỉnh liều trên trẻ em theo lứa tuổi và cân nặng

Nhóm kháng sinh cần lưu ý khi chỉ định cho trẻ đẻ non, trẻ sơ sinh là aminosid(gentamicin, amikacin…), Glycopeptid (vancomycin), polypeptid (colistin) vì những kháng sinh này có thể phân bố rộng rãi trong pha nước dẫn đến khuếch tán rộng ở lứa tuổi này.

Kháng sinh với người cao tuổi

Việc sử dụng kháng sinh giữa người cao tuổi và người bình thường không khác nhau nhiều. Sau đây là một số lưu ý

Người già thì chức năng gan-thận suy giảm đáng kể nên sự chuyển hóa và đào thải thuốc đều yếu đi so với người bình thường, cần phải chỉnh liều của các kháng sinh bị bài xuất qua thận hoặc chuyển hóa nhiều qua gan dưới dạng còn hoạt tính

Cần phải chú ý khi sử dụng kháng sinh (đặc biệt là kháng sinh đường tiêm) do tỷ lệ dị ứng với kháng sinh ở người cao tuổi cao hơn người bình thường

Tương tác thuốc luôn là vấn đề gây ra những khó khăn trong sử dụng thuốc, do bệnh nhân dùng một lúc nhiều loại thuốc với nhau làm khả năng tương tác thuốc cao hơn bình thường, phải chú ý để tránh các tác dụng không mong muốn và tương tác gây hại

Kháng sinh với phụ nữ có thai

kháng sinh với phụ nữ có thai

Kháng sinh không có chống chỉ định tuyệt đối với phụ nữ có thai. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng đe dọa đến tính mạng người mẹ thì việc sử dụng kháng sinh sẽ được cân nhắc sao cho giảm thiểu tối đa tác dụng phụ

Đối với kháng sinh có độc tính mạnh mà có thể thay thế bằng các kháng sinh kháng thì nên tránh tuyệt đối. Thí dụ cloramphenicol, tetracyclin, co-trimoxazol…

Kháng sinh với bệnh nhân suy thận

Những kháng sinh có độc tính cao với thận và các kháng sinh không hoặc ít bị chuyển hóa qua gan

Để khắc phục độc tính trên bệnh nhân suy thận thì nên sử dụng các kháng sinh chuyển hóa qua gan là chủ yếu. Nếu không có thuốc thay thế mà bắt buộc phải sử dụng thì phải hiệu chỉnh liều kháng sinh

Nếu trong thành phần của kháng sinh có natri thì cần tính lại lượng ion natri để hạn chế lượng ion natri đưa vào mỗi ngày

Kháng sinh với bệnh nhân suy giảm chức năng gan

Tất cả các kháng sinh chuyển hóa qua gan trên 70% là những kháng sinh có độc tính mạnh với gan

Gan là cơ quan quan trọng bậc nhất của cơ thể. Sự suy giảm chức năng gan ảnh hưởng rất lớn đến tác dụng của kháng sinh như:

Tăng tác dụng của kháng sinh dùng theo đường uống dẫn đến tăng nồng độ kháng sinh trong máu. Thể hiện rõ ở các kháng sinh bị chuyển hóa mạnh qua vòng tuần hoàn đầu và các kháng sinh chuyển hóa mạnh qua gan

Kéo dài thời gian của thuốc ở trong cơ thể: thiếu hụt enzym chuyển hóa thuốc ở gan, chức năng gan kém dẫn đến bài tiết mật cũng bị chậm lại dẫn đến thời gian thuốc lưu trong cơ thể kéo dài hơn bình thường làm tác dụng của kháng sinh. xử trí: nên thay kháng sinh cùng nhóm ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi chức năng gan

Kháng sinh với người có cơ địa dị ứng

Dị ứng với kháng sinh rất ít, các trường hợp dị ứng do độ tinh khiết của kháng sinh. Do đấy các kháng sinh tổng hợp, bán tổng hợp ít bị dị ứng hơn so với các kháng sinh có nguồn gốc từ nuôi cấy vi sinh vật.

Có thể gặp dị ứng chéo giữa các nhóm kháng sinh có cấu trúc hóa học tương tự nhau. Do vậy, khi đã gặp dị ứng với kháng sinh nào đó thì nên thay thế bằng kháng sinh khác họ, còn nếu không có thuốc thay thế thì phải có các biện pháp quan sát chặt chẽ và xử lý kịp thời .