Contents
1.Đặc điểm dược động học của nhóm kháng sinh aminosid
-
Hấp thu
Aminosid hay aminoglycosid nói chung và amikacin nói riêng là các cation phân cực, cấu trúc phân tử cồng kềnh nên không qua được màng nhầy niêm mạc ruột nên rất ít được hấp thu khi dùng theo đường tiêu hóa, chỉ dưới 1% liều thuốc được hấp thu khi dùng theo đường uống hoặc đặt trực tràng . Thuốc được hấp thu tốt khi dùng theo đường tiêm. Hấp thu thuốc xảy ra rất nhanh tại vị trí tiêm bắp, nồng độ đỉnh đạt được trong vòng 30 đến 90 phút sau khi tiêm.Ít được hấp thu tại niêm mạc ruột : điều trị nhiễm khuẩn đường ruột: kanamycin, neomycin, paromomycin
2. Phân bố
Sau khi hấp thu vào máu, thuốc phân bố rộng vào trong các dịch cơ thể như: dịch màng tim, màng bụng, màng phổi, màng hoạt dịch và dịch apxe, cổ trướng… Tuy nhiên, aminoglycosid không vào được trong tế bào, hệ thần kinh trung ương và mắt. Thuốc khuếch tán rất ít vào dịch não tủy ngay cả khi màng não bị viêm. Ngoại trừ streptomycin, các aminoglycosid khác đều có tỷ lệ liên kết với protein huyết tương rất thấp (dưới 10%) vì vậy nên thể tích phân bố lớn (gần như thể tích dịch ngoại bào). Trong trường hợp viêm, thay đổi tính thấm màng tế bào, thoát mạch, bỏng, viêm gan, sơ gan …làm tăng thể tích ngoại bào, thể tích phân bố của thuốc aminosid sẽ tăng lên, và thải trừ nhanh. Vì vậy Cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận, suy gan…
Hạn chế dùng kèm với thuốc Furosemid: Thể tích phân bố của nhóm kháng sinh aminosid lớn trong khi Furosemid: làm tăng thải trừ nước tiểu, làm giảm thể tích dịch ngoại bào, làm giảm thể tích dịch phân bố cho aminosid, dẫn đến nồng độ thuốc aminosid trong huyết tương cao, tăng nguy cơ tai biến trên tai, thận do độc tính của nhóm kháng sinh này.
3. Chuyển hóa:
-Không bị chuyển hóa qua gan
4.Thải trừ
– Thải trừ chủ yêú ở dạng còn hoạt tính ỏ ống thận, chỉ có một lượng rất nhỏ được tái hấp thu.
– t1/2=2-3h, khoảng 24h là thuốc thải trừ hết, với bệnh nhân suy giảm chức năng thận, thời gian thuốc thải trừ hết có thể lên đến 30-86h.
-Sau khi dùng một liều đơn aminoglycosid, thuốc được bài xuất ra khỏi huyết tương vượt quá ngưỡng thải trừ ở thận 10 đến 20%. Sau 1 đến 2 ngày điều trị, gần như 100% liều dùng tiếp theo được thu hồi ở nước tiểu. Điều này cho thấy có sự bão hòa vị trí liên kết thuốc tại các mô. Sự thải trừ thuốc từ trong các mô kéo dài hơn rất nhiều so với trong huyết tương, do vậy, một lượng nhỏ thuốc vẫn có thể được phát hiện trong nước tiểu trong vòng 10 đến 20 ngày sau khi ngừng dùng thuốc.
-
Đặc điểm dược lực học của nhóm kháng sinh aminosid
2.1. tương tác với thuốc khác:
– Aminosid+Furosemid: Tăng độc tính trên thận và tai
-Aminosid+ Nhóm kháng sinh có cùng đích tác dụng
-Aminosid+ Kháng sinh Beta lactam: do phản ứng acid+base mất tác dụng của thuốc.
-Với thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh cơ: gây tăng nguy cơ giãn cơ
2.2 Đặc điểm dược lực học:
– Nhóm kháng sinh aminoglycosid là khả năng diệt khuẩn nhanh và phụ thuộc nồng độ. Tốc độ và mức độ diệt khuẩn càng tăng khi nồng độ đỉnh càng cao. Các nghiên cứu in vitro cho thấy, vi khuẩn nhanh chóng bị tiêu diệt hoàn toàn khi nồng độ thuốc tăng cao gấp nhiều lần nồng độ ức chế tối thiểu – MIC.
-Một đặc điểm quan trọng khác của aminoglycosid là hiệu quả sau kháng sinh (post antibiotic effect-PAE) phụ thuộc nồng độ. Có nghĩa là thuốc vẫn còn tác dụng diệt khuẩn ngay cả khi nồng độ thuốc đã giảm xuống dưới MIC, PAE càng kéo dài khi nồng độ đỉnh càng cao. PAE phụ thuộc vào các yếu tố: chủng vi khuẩn, MIC, khả năng diệt khuẩn của kháng sinh aminosid, thời gian vi kh uẩn tiếp xúc với kháng sinh. PAE kéo dài 0.5-8h.
-
Mối liên quan giữa PK/PD với ứng dụng trong lâm sàng
Nguyên tắc:PK/PD
PK:DƯỢc động học mô tả quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ, mô tả nồng độ thuốc trong máutheo thời gian. Các thông số của PD: AUC, Cmax, Tmax,t1/2, Vd, T/MIC. PD : cho biết mối liên quan giữa nồng độ thuốc trong mô với hiệu quả điều trị (hiệu quả diệt khuẩn). Thông số quan trọng :MIC, các chỉ số cho biết sự phơi nhiễm với thuốc :Cmax, tỷ lệ thuốc gắn huyết tương, FAUC. Trong đó thông số MIC là thông số quan trọng nhất để thể hiện hoạt lực của kháng sinh.
Dựa vào PK/PD chia ra: Kháng sinh phụ thuộc nồng độ và kháng sinh phụ thuộc thời gian
Mục địch của PK/PD;
- Tối đa hóa tác dụng điều trị
- Ngăn ngừa kháng thuốc
- Giảm tác dụng không mong muốn
Thuốc biệt dược nhóm kháng sinh aminosid:
- Tobradex
- Brulamycin
- Triderm
- Vinbrex
- Amikacin 500mg
- Vinphacine 500mg/2ml
- Gentamicine 80mg
Nguồn: https://duocdienvietnam.com/