Chất độc vào trong cơ thể dù bằng con đường nào thì sau một thời gian chúng sẽ được phân bố rộng khắp, có thể phân bố hết đến toàn cơ thể. Mức độ phân bố, tốc độ phân bố của chất độc tùy thuộc vào đặc tính lý hóa của chúng và điều kiện xâm nhập vào cơ thể. Chất độc thường tác động ngay vào tế bào sống, làm rối loạn hoạt động của tế bào.
-
Contents
Trên hệ tiêu hóa
- Các chất độc khi xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa thường gây nôn, ví dụ như thủy ngân, thuốc phiện, phospho hữu cơ,..Nôn là phản ứng đầu tiên của cơ thể để đẩy chất độc ra ngoài cơ thể, và đó cũng do chính tác dụng của chất độc đó trên trung tâm nôn trên vỏ não, làm co bóp mạnh cơ hoành, gây nôn.
- Chất độc gây tiết dịch nhiều, tiết nươc bọt điển hình như phospho hữu cơ, nấm và một số kim loại chì, thủy ngân,..hoặc ngược lại có chất độc lại gây khô miệng như atropin
- Một số gây kích ứng đường tiêu hóa như acid, kiềm mạnh,..
- Có thể gây chảy máu đường tiêu hóa: thuốc chống đông
- Gây khó tiêu, trướng bụng,
- Tiêu chảy, táo bón tùy từng chất độc
-
Trên gan
Gan là cơ quan chính chịu trách nhiệm chuyển hóa các chất trong cơ thể. Từ tĩnh mạch cửa, gan thu nhận các chất và tiến hành chuyển hóa chúng, kể cả chất độc
Hầu hết ngộ độc đều gây tổn thương các nhu mô gan
Các tổn thương có thể là: xơ hóa, viêm gan, ung thư, tắc nghẽn mật,,,
-
Trên hô hấp
Các chất độc thể khí, hoặc dễ bay hơi đều có thể xâm nhập vào cơ thể qua hệ hô hấp và gây ra các tổn thương tại chỗ hoặc toàn thân
- Tại chỗ: gây kích ứng biểu mô, nhẹ gây ho, kèm theo chảy nước mũi, khó thở, ngứa cổ, ngứa mũi. Nếu nặng có thể gây viêm phế quản, phù phổi, ngạt thở. Một số chất độc có khả năng gây thay đổi nhip thở, hay khó thở kiểu hen.
- Toàn thân: mất khả năng cung cấp oxy cho cơ thể, ức chế hô hấp gây ngạt thở, có thể gây xơ hóa phổi hoặc ung thư phổi.
-
Trên thận, tiết niệu
- Lượng máu qua thận mỗi ngày rất lớn nên một lượng đáng kể thuốc và chất độc được vận chuyển đến thận. Các chức năng của thận có thể bị ảnh hưởng như: tăng ure máu, đái máu, gây hoại tử tế bào thận, gây vô niệu, một số chất độc gây viêm thận, suy thận. Để đánh giá phân tích chất độc thì ta lấy nước tiểu làm mẫu phân tích cũng cho kết quả chính xác.
-
Trên thần kinh
Hầu hết các chất độc đều ít nhiều tác động lên hệ thần kinh và gây ra các rối loạn chức năng vận động, cảm giác
- Thuốc mê toàn thân: ether, cloroform tác dụng lên não, tủy sống hây mất phản xạ cuối cùng tác động lên hành tủy gây ngừng thở.
- Nhiều trường hợp bị hôn mê khi dùng thuốc ngủ liều cao, thuốc phiện, rượu,..
- Các chất nhóm amphetamin, atropin, clor hữu cơ có thể gây kích thích, vật vã, mê sảng
- Strychnin có thể gây co cứng do kích thích tủy sống
- Một số chất khác có thể gây rối loạn cảm giác: chóng mặt, hoa mắt, điếc
- Một số chất làm rối loạn hành vi
- Một số chất tác dụng lên hệ giao cảm, phó giao cảm gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
-
Tim mạch
- Có chất độc gây tăng nhịp tim, có chất gây giảm thậm chí gây ngừng tim
- Một số chất độc gây giãn mạch hạ áp, tụt áp,..
-
Máu
- Các thành phần của máu có thể bị thay đổi dưới tác động của chất độc
- Huyết tương: các thuốc mê toàn thân như ether, cloroform làm giảm pH, hạ thấp kiềm và tăng kali của huyết tương
- Hồng cầu giảm do ngộ độc clor hữu cơ, phospho
- Bạch cầu, tiểu cầu giảm trong trường hợp ngộ độc benzen
-
Sinh dục-sinh sản
Chất độc có thể gây ra rối loạn hệ sinh sản của nam, nữ. Nó còn tác động cả lên thời kì mang thai, bài tiết sữa.
Một số tác dụng trực tiếp lên hệ sinh dục hoặc gián tiếp thông qua hệ nội tiết.
Ví dụ như ngộ độc chì khi chị em phụ nữ dùng quá nhiều son có thể thay đổi bài tiết vùng dưới đồi, dẫn đến ngăn cản rụng trứng
Một số thuốc điều trị ung thư tác động lên tuyến sinh dục cản trở sự sinh tinh.