HẠT TIÊU
Contents
- 1 Thành phần hóa học:
- 2 Tính vị và tác dụng của tiêu:
- 3 Điều trị đau dạ dày:
- 4 Điều trị viêm thận:
- 5 Điều trị đau ngực: ( phía dưới tim)
- 6 Trị chứng lạnh bụng gây nên nôn mửa
- 7 Điều trị thổ tả:
- 8 Buồn nôn không ăn được:
- 9 Buồn nôn nhiều ngày không dứt:
- 10 Sốt rét:
- 11 Thiếu calci gây co rút:
- 12 Côn trùng độc cắn:
- 13 Tê thấp:
Thành phần hóa học:
- Nước, chất khoáng, tinh bột, lipid và protid
- Vỏ quả: tinh dầu 2.5 %, gồm các terpen như pinen, limonen.. vì thế có mùi thơm, vị dịu
- Hạt: nhựa 10%, có vị cay , nóng do có nitrogen, được coi như alkaloid và amid của piperidin và các acid thơm không trung hòa
- Hoạt chất chính của nhựa là piperin chiếm 5-8%, đây là amid của piperidin và acid piperic,
- Hạt tiêu sọ giàu tinh bột, ít cenlullose hơn, ít cả nhựa và tinh dầu
Tính vị và tác dụng của tiêu:
- Tiêu có vị cay tính nóng, thường có mùi thơm của tinh dầu
- Tác dụng: trừ hàn, làm ấm bụng, giảm đau, tiêu thực, điều trị nôn mửa
- Liều thấp: kích thích tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương
- Kháng khuẩn, diệt khuẩn, nên dùng ướp bảo quản thức ăn
- Có chứa tinh dầu nên gây kích ứng da, gây xung huyết, mẩn đỏ
- Liều cao: gây co giật, gây ngộ độc, đái máu
Điều trị đau dạ dày:
- Hạt tiêu sọ: 7 hạt
- Táo tàu bỏ hạt: 7 quả
- Bỏ 1 hạt tiêu vào 1 quả táo tàu, buộc lại, đem chưng cách thủy 7 lần
- Nghiền nát tất cả, viên thành từng viên bằng hạt đỗ xanh
- Mỗi ngày uống 7-10 viên với nước đun sôi để nguội
- Nếu đói hoặc nóng dạ dày có thể nấu cháo ăn
Điều trị viêm thận:
- Hạt tiêu : 7 quả
- Trứng gà: 1 quả
- Chọc thủng 1 đầu trứng gà rồi nhét hạt tiêu vào, lấy bột mì bịt kín lỗ thủng
- Bọc toàn bộ trứng bằng 1 tờ giấy ướt, đun cách thủy, chín thì lấy ra ăn
- Cứ 3 ngày ăn 2 quả, ăn liên tục 10 ngày, trẻ em thì mỗi ngày 1 quả, người lớn thì mỗi ngày 2 quả
- Ăn liên tục 3 đợt, mỗi đợt 10 ngày như vậy sẽ khỏi
Điều trị đau ngực: ( phía dưới tim)
- Hạt tiêu: 49 hạt
- Sữ bò tươi nguyên chất: 10g
- Cho hạt tiêu vào sữa khuấy đều, nếu là nam cho thêm 1 miếng gừng tươi, nếu là nữ cho thêm 1 miếng đương quy hòa vào rượu để uống
Trị chứng lạnh bụng gây nên nôn mửa
- Hạt tiêu: 12 g
- Rượu 40 độ: 1 lít
- Ngâm hạt tiêu trong rượu, mỗi ngày uống 2 lần trước bữa ăn, uống khoảng 1 chén nhỏ
Điều trị thổ tả:
- Hạt tiêu: 49 hạt
- Đậu xanh: 150 hạt
- Nghiền cả 2 loại hạt thành bột, trộn đều với nhau
- Uống cùng với canh đu đủ, mỗi lần khoảng 3 g bột
Buồn nôn không ăn được:
- Bán hạ củ: 10 lát
- Hạt tiêu: cân bằng lượng bán hạ
- Nghiền cả 2 thành bột, trộn đều với nhau
- Hòa lẫn với nước gừng tươi giã nát, cho thêm ít nước sôi để nguội, vắt lấy nước , bã viên lại thành từng viên bằng hạt đậu nành
- Uống cùng với nước gừng tươi, mỗi ngày khoảng 20-30 viên
Buồn nôn nhiều ngày không dứt:
- Hạt tiêu bột: 1 g
- Gừng tươi: 30g
- Thái gừng thành từng lát, sấy khô, nghiền thành bột trộn đều với hạt tiêu
- Cho 200 ml nước vào sắc còn 100ml, uống ngày 3 lần
Sốt rét:
- Nghiền thành bột hạt tiêu và xác ve sầu sấy khô nghiền bột
- Cho vào 2 lọ nhỏ, mỗi lọ 1 loại để dùng dần
- Lấy mỗi thứ 2-3 gam trộn đều gói vào tờ giấy kín
- Sau 2-4 giờ thì bóc ra uống với nước đun sôi để nguội
Thiếu calci gây co rút:
- Hạt tiêu sọ: 20 hạt
- Vỏ trứng gà: 2 vỏ
- Sấy vàng cả 2 thứ, nghiền nát thành bột
- Chia đều ra uống mỗi ngày trong 2 tuần
Côn trùng độc cắn:
- Hạt tiêu nghiền nhỏ thành bột, đắp vào chỗ bị cắn
- Đau răng, sâu răng: nghiền thành bột, sát vào chân răng
Tê thấp:
- Hạt tiêu đen, phèn chua, hồi, ngâm vào rượu xoa bóp chữa tê thấp
copy ghi nguồn : thuocbietduoc.edu.vn