Tác dụng của rau má

0
1485
cây rau má
Rate this post
rau má

Đặc điểm thực vật:

  • Cây thân thảo, mọc bò dưới mặt đất, cây phân nhánh nhiều ra xung quanh, lan trên mặt đất
  • Các mấu của thân mọc ra rễ
  • Lá: cuống lá dài, mọc thẳng hoặc bò ngang, phiến lá hình thận hoặc hình tròn, mép lá khía hình tai bèo
  • Hoa: cụm hoa tán, hoa đơn, hoa mọc ở nách lá, mỗi cụm gồm 1-5 hoa nhỏ, hoa không có cuống, màu trắng hoặc hơi đỏ
  • Quả: quả hình dẹt, sống hạt rõ

Bộ phận dùng của cây:

  • Dùng cả cây, cả rễ
  • Tên dược liệu là tích tuyết thảo

Nơi sống và thu hái cây:

  • Đây là loại cây sống ở vùng nhiệt đới, mọc hoang dại khắp nơi ngoài đồng ruộng, chỗ ẩm
  • Thu hái quanh năm, thường dùng cả cây tươi, hoặc phơi khô

Thành phần hóa học:

  • Rau má chứa alkaloid là hydrocotulin và các asiaticosid
  • Có tác dụng tái tạo các mô, tế bào đặc biệt là các mô liên kết, giúp vết thương mau lành, nhanh lên da non
  • Asiaticosid còn có tác dụng kháng khuẩn, cơ chế làm tan màng của vi khuẩn, vết thương mau lành, chống bội nhiễm

Tính vị và tác dụng của cây:

  • Vị đắng hơi ngọt
  • Tính mát
  • Tác dụng thanh nhiệt giải độc, chỉ thống, lương huyết, sinh tân dịch
  • Lợi niệu, mát gan

    cây rau má

Công dụng và chỉ định của rau má:

  • Điều trị cảm mạo phong nhiệt, thủy đậu, sởi, vàng da, sốt
  • Điều trị viêm họng, amidan sưng, viêm hô hấp như viêm khí phế quản, ho
  • Điều trị viêm tiết niệu, đái buốt, đái dắt
  • Điều trị chảy máu cam, tả, lị, khí hư phụ nữ, bệnh bạch đới
  • Ngoài ra còn tác dụng đặc biệt là giải độc lá ngón và nhân ngôn
  • Rau má dùng bên ngoài có tác dụng điều trị rắn cắn. mụn nhọt, ngứa, lở loét nhẹ, chảy máu nhẹ

Cách dùng rau má:

  • Thường dùng sống cả cây và rễ
  • Có thể ép, xay lấy nước uống
  • Có thể phơi khô, hãm hoặc nấu nước uống
  • Giải độc, giải nhiệt, lợi niệu: giã nát lấy nước hoặc xay ra lấy nước uống. mỗi ngày dùng 30-40 g
  • Đắp vết thương, mụn nhọt, điều tị đau, bong gân
  • Kinh nguyệt không đều, đau lưng, đau tức ngực, da khô: cân 300 g rau má, 3 g phèn chua giã nát rồi hòa chung với nước dừa
  • Dược phẩm từ rau má: viên sủi, gel trị mụn từ rau má

1 số bài thuốc có rau má:

  • Điều trị chảy máu chân răng: rau má cân 30 g, nhọ nồi, trắc bách diệp 15 g. sao vàng, sắc nước uống
  • Điều trị khí hư: rau má phơi khô, tán thành bột uống vào buổi sáng, liều 2 thìa cà phê
  • Điều trị thống kinh, đau lưng, đau bụng: rau má cân 30 g, ích mẫu 8 g, hương nhu 12 g, hậu phác cân 16 g. thêm 600 ml nước. sắc lên đến khi còn 200 ml. dùng uống trong ngày, mỗi ngày 2 lần
  • Điều trị viêm hạnh nhân: rau má tươi giã nát lấy nước, thêm giấm vào uống
  • Điều trị ho, đái buốt đái rắt: uống nước xay hoặc giã rau má tươi
  • Điều trị viêm, sưng tấy: trộn rau má với giấm, ăn sống hoặc giã nát lấy nước uống
  • Lợi sữa: ăn sống ra má hoặc xay ra uống nước ăn cả cái