Viêm mũi dị ứng – những điều cần biết

0
773
Bệnh viêm mũi dị ứng và những điều cần biết
Rate this post

Xã hội ngày càng phát triển, đi liền với nó là tình trạng ô nhiễm không khí. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến những người có bệnh lí dị ứng. Điển hình là bệnh viêm mũi dị ứng gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh.

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng được coi là phản ứng của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của những chất lạ vào hệ hô hấp. Ngày nay ta rất dễ bắt gặp người bệnh mắc viêm mũi dị ứng. Theo thống kê ở nước ta, số người mắc bệnh này chiếm từ 40 – 45% số người mắc bệnh liên quan tới dị ứng. Mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng nó lại mang đến cho người mắc cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Người bệnh thường xuất hiện triệu chứng khi phải tiếp xúc với các dị nguyên như khói bụi, phấn hoa, hóa chất hoặc khi thay đổi thời tiết.

Người phụ nữ hắt hơi sổ mũi
Người mắc viêm mũi dị ứng (nguồn: Internet)

Phân loại viêm mũi dị ứng

Viêm mũi theo mùa

Triệu chứng xuất hiện thành từng đợt, kéo dài từ 5-7 ngày. Đối tượng hay gặp: trẻ em, người trưởng thành mà trong gia đình có người bị viêm mũi dị ứng. Nguyên nhân thường là phấn hoa mùa xuân hay mua hạ. Ví dụ điển hình là hoa và quả của hoa sữa có nhiều lông, phát tán trong không khí dễ gây viêm mũi dị ứng vào mùa hạ

Viêm mũi quanh năm

Triệu chứng xuất hiện quanh năm, cũng thường có yếu tố di truyền. Nguyên nhân thường là những dị nguyên đa dạng: khói bụi từ môi trường, lông súc vật như chó mèo, phấn hoa và đôi khi là nấm mốc ở rèm, chăn màn, thảm trải không thường xuyên vệ sinh.

Viêm mũi nghề nghiệp

Đối tượng thường gặp là người phải làm việc thời gian dài trong môi trường ô nhiễm, độc hại. Nếu người bệnh không có biện pháp khắc phục thì lâu dần sẽ có thể dẫn đến viêm xoang.

Triệu chứng của bệnh

Chảy nước mũi: nước mũi thường là chất nhầy màu trắng hay chất lỏng trong suốt, gây bất tiện, khó khăn trong công việc, học tập.

Ngứa mũi, hắt hơi: Những cơn hắt hơi thường xuất hiện khi tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên, người bệnh có thể hắt hơi liên tục trong một lần hoặc tái diễn nhiều lần trong một đợt dị ứng. Nó gây ra cảm giác khó chịu,mệt mỏi cho bệnh nhân.

Ngạt mũi: việc sổ mũi liên tục kèm theo những kích thích bên trong khoang mĩu khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, sưng tấy. Nó gây ra hiện tượng một hay cả hai lỗ mũi bị bịt kín, khiến người bệnh khó khăn trong việc hô hấp bằng mũi. Khi ấy, người bệnh có thể phải thở bằng miệng, điều này sẽ gây ra những tác động tiêu cực cho lá phổi của họ.

Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng
Triệu chứng viêm mũi dị ứng (nguồn: Internet)

Cách phòng ngừa và điều trị

Kiểm soát môi trường, tránh tiếp xúc với dị nguyên

Cách điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất là giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, khô ráo, thoáng đãng. Thường xuyên vệ sinh những vật dụng dễ ẩm mốc như thảm trải nền nhà, chăn màn… Người bệnh cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, quả và hạt phát tán trong không khí, lông súc vật như chó mèo. phòng ngừa không để các triệu chứng xảy ra.

Tăng cường sức đề kháng

  • Duy trì tập luyện thể dục với cường độ phù hợp.
  • Bổ sung đa dạng các loại vitamin như vitamin C (có trong hoa quả tươi như cam, chanh, quýt), vitamin E (có nhiều trong các loại quả hạt), omega-3 có nhiều trong các loại cá biển và các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây viêm, dị ứng.
  • Vệ sinh tai, mũi, họng: Dùng nước muối sinh lý thường xuyên để rửa mũi, làm sạch niêm mạc mũi. Hằng ngày đánh răng trước và sau khi ngủ dậy; vệ sinh tai thường xuyên.
  • Khi xuất hiện các triệu chứng viêm mũi, bạn cũng có thể xông mũi bằng nước ấm, nước muối hoặc nước có pha một chút tinh dầu bạc hà giúp thông mũi. Chú ý giữ ấm vào mùa đông, nhất là những người thức khuya hay dậy sớm. Người bệnh có thể ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của viêm mũi dị ứng là viêm xoang, hen suyễn.
Tập luyện thể dục
Tập luyện thể dục thể thao (Nguồn: Internet)

Điều trị bằng thuốc

Đa số các bệnh nhân viêm mũi dị ứng nặng đều phải điều trị bằng thuốc. Các thuốc hay được sử dụng là antihistamine (thuốc kháng histamine), các thuốc co mạch làm giảm sưng phù niêm mạc, tắc mũi hoặc các thuốc chứa corticoid dạng nhỏ, xịt (dạng uống chỉ nên dùng trong trường hợp cấp).

Copy ghi nguồn: thuocbietduoc.edu.vn

Mong rằng qua bài viết Viêm mũi dị ứng – những điều cần biết bạn đọc sẽ có cái nhìn chính xác về căn bệnh này.