Bệnh rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

0
883
rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh
Rate this post

1. KHÁI NIỆM:

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một cụm từ mô tả một giai đoạn khi một em bé đã ngủ tốt rồi đột nhiên thức dậy nhiều vào ban đêm,ngủ ngắn hơn mà không có lý do rõ ràng. Giai đoạn này thường kéo dài trong vòng một tháng cá biệt có bạn kéo dài vài tháng..

>>> Chú ý: Bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện nên trẻ sơ sinh bị táo bón và bệnh đường ruột khác. Nhưng do trẻ không thể nói được nên bậc cha mẹ cần nắm bắt được những dấu hiệu và kịp thời xử lý, tránh để biến chứng để lại cho trẻ.

NGUYÊN NHÂN:

  •        Cơ thể trẻ bị mệt mỏi.
  •        Các bệnh lí toàn thân.
  •        Những sang chân tâm lí gây ảnh hưởng về tâm thần kinh.
  •        Một số thể rối loạn giấc ngủ ở trẻ em thường xảy ra khi trẻ bị lo âu và mang tính chất gia đình.
  •        Trẻ đói, suy dinh dưỡng, không được đáp ứng nhu cầu hợp lí trong 1 thời gian dài.

III.   BIỂU HIỆN BỆNH:

Khi trẻ có những dấu hiệu sau bạn hãy nghĩ tới trẻ đã khôn được ngủ đủ giấc.

  •        Ngáp nhiều, ngủ gật.
  •        Sụp mí mắt
  •        Chơi đùa ít, giảm linh hoạt
  •        Mệt mỏi, lơ đờ
  •         Biểu hiện của bệnh

Trẻ em có thể bị rối loạn giấc ngủ theo nhiều kiểu khác nhau như: có cơn ngừng thở ngắn kèm ngáy khi ngủ, máy giật cơ khi ngủ, ngủ ngày quá nhiều, các cử động chân tay có tính chu kỳ, cơn miên hành, mất ngủ, cơn hoảng sợ ban đêm… trong số đó cơn miên hành và cơn hoảng sợ ban đêm gặp khá phổ biến.

  •     Cơn mộng du ( cơn miên hành)

Cơn mộng du  là những hành động trẻ thực hiện có ve rnhư là có mục đích khi trẻ đột ngột thức dậy từ giấc ngủ sâu. Lúc đó trẻ có thể làm nhưung động tác có chủ đích như ăn uống, nhưng khi bạn nói chuyện với trẻ thì hầu như trẻ không biết gì  và sánghôm sau cũng không nhớ gì. Những cơn này thường xảy ra vào lúc 1-2h sáng kéo dào khoảng 30p-1h..

  •         Cơn hoảng sợ ban đêm:

Tức la trong khi trẻ đang ngủ sâu thì đột nhiên vùng dậy la hét, hóc vật vã. Cơn này biểu hiện sự hoảng sợ của trẻ sự sợ hãi, bồn chồn lo lắng, căng thẳng. con này kéo dài tư 5-15p sau đó trẻ lại thiếp đi. Cơn có thể xảy ra 2-3 lần/ đêm.

Bậc cha mẹ lo lắng vì trẻ bị rối loạn giấc ngủ

Mời các bạn xem thêm:

ĐIỀU TRỊ

Đối với các cơ mộng du và cơn hoảng sợ ban đêm:

  •        Hướng dẫn bé hít sâu thở đều thư giãn trước khi ngủ.
  •        Hướng dẫn gia đình các biện pháp phòng ngừa những tổn thương cơ thể có thể xảy ra khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ: không cho trẻ nằm giường cao, không để những vật sắc nhọn hoặc dễ vỡ ở gần giường ngủ, đóng lối đi cầu thang và cửa nhà, cửa sổ về ban đêm để trẻ không ra khỏi nhà.
  •        Giúp trẻ trở lại giấc ngủ bình thường sau khi trẻ bị cơn miên hành hoặc cơn hoảng sợ ban đêm bằng cách vỗ về, dỗ dành, an ủi, đặt trẻ nhẹ nhàng vào giường
  •        Đối với những trẻ thường xuyên bị rối loạn ngủ có thể làm giảm tần xuất cơn bằng cách: ghi chép khoảng thời gian từ khi trẻ bắt đầu ngủ cho đến khi có cơn trong 7 đêm liên tục để biết được qui luật khi nào thì trẻ có cơn. Sau đó chủ động đánh thức trẻ dậy trước khi cơn vẫn thường xảy ra trước đó 15 phút. Cho trẻ thức tỉnh khoảng 5 phút, sau đó lại cho trẻ ngủ tiếp
  •        Nếu xác định có sang chấn tâm lý thì cần tư vấn cho trẻ và gia đình khắc phục vấn đề này.
  •        Nếu áp dụng các biện pháp tâm lý không hiệu quả, một số trẻ phải điều trị bằng thuốc giải lo âu như Diazepam, thuốc chống trầm cảm 3 vòng như
  •        Amitriptilin, hoặc thuốc ổn định khí sắc như Carbamazepin, valproate để làm giảm tần suất cơn.

       PHÒNG NGỪA

  •        Đầu tiên bạn cần làm;
  •  Hạn chế các thiết bị điẹn tử, sóng điện từ trong nhà như điện thoại di động, sóng wifi…
  •  Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho Vệ sinh giường chiếu và trang bị giường chiếu thoải mái để trẻ ngủ ngon giấc.
  •  Nên cho trẻ đi ngủ cụ thể 1 giờ cố định.
  •  Phòng ngủ thoải mái, ánh sáng phù hợp.
  •  Có thể hát ru cho trẻ ngủ.
  •  Liên hệ bác sĩ ngay nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ của trẻ không được cải thiện.

    XÉT NGHIÊM  & THĂM KHÁM

Liên hệ bác sĩ ngay nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ của trẻ không được cải thiện.

Tài liệu tham khảo.

  1. Mayo clinic
  2.    Medscape