thuốc thanh nhiệt giải độc

0
997
thuốc thanh nhiệt giải độc
Rate this post
thuốc thanh nhiệt giải độc

Thuốc thanh nhiệt giải độc là những thuốc có tinh hàn lương chữa những bệnh do hoả độc, nhiệt độc gây ra. Các vị thuốc này có tính kháng sinh (tác dụng cả với virus) và chống viêm nhiễm.

Do vậy có thể dùng để chữa các bệnh viêm cơ, viêm đường hô hấp, giải dị ứng, hạ sốt, chữa các vết thương, viêm màng tiếp hợp

– Muốn có kết quả tốt, thuốc thanh nhiệt giải độc phải kết hợp thuốc hoạt huyết như đào nhân, hồng hoa, đan sâm,…để tăng t/d chống viêm; thuốc lợi niệu, nhuận tràng để hạ sốt, thuốc thanh nhiệt lương huyết để tránh tái phát, giảm bớt tình trạng thiếu tân dịch

Một số vị thường dùng

2.1 KIM NGÂN HOA (Nhẫn đông hoa)

Hoa và nụ hoa của một số loài Kim ngân thuộc chi Lonicera, họ Kim ngân Caprifoliaceae

TVQK: ngọt, hàn; phế, tâm, tỳ, vị.

CN: Thanh nhiệt giải độc, thanh giải biểu nhiệt

CT:

– Thanh nhiệt giải độc: Chữa các bệnh truyền nhiễm, các bệnh nhiễm trùng như mụn nhọt, đinh độc, nhọt vú, nhọt trong ruột, bệnh sưng đau hầu họng, viêm amidan,…Phối hợp bồ công anh, hạ khô thảo, sài đất,…

Thanh thấp nhiệt vị tràng: Chữa bệnh lỵ, phối hợp hoàng liên, mã xỉ hiện (rau sam),…

Thanh giải biểu nhiệt: thuốc có thể chất nhẹ, tính tuyên tán, có thể dùng trong ngoại cảm phong nhiệt, ôn nhiệt thời kỳ đầu; thường phối hợp liên kiều, bạc hà, kinh giới.

Liều dùng: 12-20g (hoa)

Kiêng kỵ: Người thể hư hàn, mụn nhọt đã có mủ vỡ loét, không nên dùng

Chú ý:

– Một số người uống kim ngân bị ỉa lỏng, ngừng thuốc sẽ hết

– Dây kim ngân, đắng, hàn có t/d thanh nhiệt giả độc yếu hơn kim ngân hoa nhưng còn tác dụng lưu thông kinh lạc, dùng trong các bệnh đau nhức

Tác dụng dược lý:

– Kim ngân có t/d kháng khuẩn mạnh và phổ rộng. T/d kháng khuẩn mạnh với trực khuẩn lỵ, dịch hạch, thương hàn, phó thương hàn, liên cầu khuẩn tan máu, phẩy khuẩn tả. Tác dụng yếu hơn với trực khuẩn bạch hầu, E. coli, phế cầu, tu cầu vàng.

– Kim ngân có tác dụng tăng cường chuyển hoá chất béo

– Các flavonoid trong kim ngân có tác dụng chống oxy hoá và quét gốc tự do

– Tác dụng chống choáng phản vệ: Làm giảm lượng histamin trong phổi chuột lang gây choáng phản vệ so với lô đối chứng

2.2 BỒ CÔNG ANH (Rau diếp dại)

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây bồ công anh Việt nam Lactuca indica hoặc bồ công anh Trung Quốc Taraxacum officinale, họ Cúc Asteraceae. Cả 2 cây này đếu có ở VN

TVQK: đắng, ngọt, hàn; can, tỳ.

CN, CT:

Giải độc tiêu viêm:

Các trường hợp mụn nhọt, đặc biệt nhọt vú, viêm nhiễm trong ruột, viêm màng tiếp hợp cấp,…

Chữa viêm hạch, lao hạch

Chữa viêm đường tiết niệu, đái buốt, đái rắt,…

– Lợi sữa, giảm đau: Dùng đối với phụ nữ sau khi đẻ bị tắc tia sữa, dẫn đến sưng tuyến vú, đau đớn: Dùng lá bồ công anh tươi, giã nát, vắt nước uống, bã đắp

Liều dùng: 8-20g, tươi có thể đến 0g

Kiêng kỵ: Người thể hư hàn không nên dùng

Tác dụng dược lý:

– Flavonoid/ bồ công anh Việt Nam có t/d chống oxy hoá

– Cao khô bồ công anh Trung Quốc: T/d kháng khuẩn với tụ cầu vàng, thương hàn, E. coli ở nồng độ 25μg/ml. Kháng nấm Candida albicans, Cryptococcus neoformans,.. ở nồng độ 25μg/ml. T/d chống amip 125 μg/ml. T/d chống virus Raniklet và virus đậu bò với nồng độ 0,5mg/ml.

2.3 BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO

Vị thuốc là toàn cây của cây bạch hoa xà thiệt thảo Oldenlandia difusa, họ Cà phê Rubiaceae

TVQK: ngọt, nhạt, lương; phế, thận

CN, CT:

– Thanh nhiệt giải độc:

Trừ mun nhọt, có thể dùng 40g bạch hoa xà thiệt thảo tươi, sắc uống. Phối hợp với bạch mao căn chữa ung thư phổi. Uống riêng chữa viêm ruột thừa cấp tính

  Dùng khi ho và đau họng, viêm amidan

Dùng khi viêm nhiễm đường tiết niệu, tiểu tiện nhỏ giọt, phối hợp cúc hoa, kim ngân