Cây xuyên tâm liên chữa bệnh gì

0
887
cây xuyên tâm liên
Rate this post

Xuyên tâm liên

Đặc điểm thực vật:

cây xuyên tâm liên

Xuyên tâm liên thuộc loại cây thảo, cao chưa đến 1 m. Thân cây chia đốt, các lá mọc đối, có cuống ngắn. Phiến lá hình mác, mặt lá nhẵn, nguyên, lá dài từ 3 – 12 cm.
Hoa mọc thành chùm ở nách lá hoặc đầu cành, hoa có màu trắng đốm hồng.
Quả dài khoảng 15 mm, rộng khoảng 3 – 4 mm. Hạt có hình trụ và thuôn dài.

Phân bố:

1 số nước châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia. Trung Quốc, người ta trồng để lấy nguyên liệu làm thuốc.
ở nước ta, cây có ở 1 số tỉnh phía nam.

Thu hái:

Cây thu hái quanh năm, tốt nhất là trước lúc ra hoa.

Thành phần hoá học:

Các dẫn chất của Diterpenlacton. Trong đó thành phần chính là Andrographolid có vị rất đắng chứa trong cây, nhiều nhất là trong lá.
Ngoài ra còn có 1 số Diterpen lacton khác với hàm lượng thấp hơn.
Các Diterpen dimer như Bisandrographolid A, B, C, D.
Các Flavonoid.

Công dụng:

– Xuyên tâm liên có tác dụng kích thích hệ miễn dịch bằng 2 con đường đáp ứng đặc hiệu và kháng nguyên tạo nên kháng thể tiêu diệt vi khuẩn và đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu khi nghiên cứu trên chuột nhắt.
– Ức chế sự nhân bản của nhiều loại tế bào ung thư, có tác dụng chống ung thư.
– Tác dụng hạ sốt. Khả năng hạ sốt của xuyên tâm liên tương đương với tác dụng của Aspirin ở liều 300mg/kg.
– Trên thử nghiệm lâm sàng mù đôi ở người tình nguyện, xuyên tâm liên có khả năng ngăn ngừa cảm lạnh.
– Dịch chiết xuyên tâm liên có khả năng ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của HIV.
– Tác dụng bảo vệ gan, chống lại các tác nhân gây độc cho gan như tetraclorua CCl4,     galactosamin, acetaminophen.
– Khả năng chống tiêu chảy do tác dụng của các dẫn xuất Diterpen.
– Tác dụng ngăn cản sự sinh trưởng của kí sinh trùng sốt rét và có tác dụng phòng tốt hơn tác dụng điều trị.
– Các thử nghiệm dược lý trên mô hình thử nghiệm: diệt đơn bào, chống độc gan, kháng HIV, kích thích miễn dịch, chống ung thư, hạ đường máu và chống cao huyết áp do tác dụng của Andrographolid.
– Trên lâm sàng cho thấy tác dụng chống viêm kháng khuẩn trong các trường hợp viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, mụn nhọt, nhiễm khuẩn đường ruột,…
– Tác dụng làm thuốc bổ giúp tiêu hoá.

Dạng dùng:

Thuốc bột hoặc sắc.