Hội chứng lyell

0
591
Hội chứng Lyell
Rate this post
Hội chứng Lyell

là phản ứng của cơ thể khi gặp tác nhân gây dị ứng. Nguyên nhân gây hội chứng này chủ yếu là do thuốc Tây…

Rất nhiều bệnh nhân gặp phải trường hợp dị ứng này khi dùng thuốc. Nhiều trường hợp còn bị nhầm do uống nước ngọt hay ngộ độc ddoff ăn thức uống

Khi được thông tin về trường hợp này, BS Lê Ngọc Diệp, Trưởng phòng khám da liễu cơ sở 2, Trường ĐH Y Dược TP.HCM và BS Trần Thế Viện, BV Da liễu TP.HCM, đều khẳng định “thực tế lâm sàng và cả trong y văn cũng chưa bao giờ gặp trường hợp bị hội chứng Lyell do uống nước ngọt”.

Hội chứng Lyell là phản ứng của cơ thể gây nguy hiểm rất cần tránh và lưu ýkhi gặp tác nhân gây dị ứng. Nguyên nhân gây hội chứng này chủ yếu là do thuốc Tây ít trường hợp là do đông y; hiếm gặp hơn có thể do nhiễm một số loại vi khuẩn, vi-rút trong thức ăn không khí mối trường sống như Mycoplasma pneumoniae hay Herpes simplex virus; do tiêm ngừa phong bệnh với kỹ thật k cao thuốc không an toàn, uống thuốc Đông y, một số loại thức ăn…

Thông thường, sau khi uống thuốc từ 4-28 ngày mới xuất hiện triệu chứng; tuy nhiên cũng có những trường hợp biểu hiện sau khi uống thuốc vài giờ nếu uống lại cùng một loại thuốc đã dị ứng trước đó. Một số trường hợp xảy ra muộn hơn nên không được chuẩn bị đề phòng có thể xảy ra sau 8-10 tuần uống thuốc.

Những triệu chứng khởi đầu (từ 1-3 ngày) của Lyell thường là tình trạng mệt mỏi, sốt 38-390 C, ngứa mắt, biếng ăn; diễn tiến tiếp theo là tình trạng viêm, đau da (mảng bầm, đỏ da) có cảm giác đau rát, ngứa và nổi phồng nước trên da; nặng hơn là tình trạng bong tróc da và nhiều vùng niêm mạc (mắt, miệng, sinh dục: viêm kết mạc mắt, lở loét mệng gây đau rát, mài máu ở môi, trợt lở sinh dục) và ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác (gan, thận, phổi, máu…).

Nếu không được điều trị kịp thời, Lyell gây nên những biến chứng nặng nề: nhiễm trùng, sốc nhiễm trùng, suy hô hấp, rối loạn điện giải, loét đường tiêu hóa, suy đa cơ quan và dẫn đến tử vong.

Do đó phả đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu không được phép tự ý ở nhà dùng các thuốc chống dị ứng hay để cho tự khỏi rất nguy hiểm đến tính mạng

Những loại thuốc dễ gây dị ứng có thể kể đến như sau (mức độ theo thứ tự): Allopurinol, Carbamazepine, Lamotrigine, Oxicams NSAIDs, Phenobarbital, Phenytoin, Sulfamethoxazole, Sulfaxalazine, Aminopenicillines, Cephalosporins, Quinolones.

Không chỉ thuốc tây y mà lưu ý cả thuốc đông y thuốc từ thảo mộc cũng có thể gây phản ứng dị ứng này do đó không phải thuốc đông y mà đã an toàn

Để hạn chế khả năng bị Lyell, người bệnh cần uống thuốc theo toa BS, không nên tự điều trị bằng thuốc không rõ tên hay đã bị tháo nhãn mác. Sau khi uống nên giữ lại toa thuốc.

Do đó khi khám bệnh nguwois khám phải hỏi xem bệnh nhân đó đã dung thuốc gì, phản ứng ra sao. Thuốc Đông y gây dị ứng với tỷ lệ khá cao. Người bệnh không nên tùy tiện dùng thuốc Đông y, khi chưa có sự hướng dẫn của thầy thuốc.