Miễn dịch chống vi khuẩn

0
1440
miễn dịch chống vi khuẩn
Rate this post

Trong cuộc sống hằng ngày con người luôn phải tiếp xúc với nhiều tác nhân gây bệnh là các vi sinh vật. Để tự bảo vệ cơ thể, chính cơ thể đã có hình thức bảo vệ đó là nhờ hệ thống miễn dịch, đáp ứng miễn dịch: miễn dịch tự nhiên và miễn dich đặc hiệu. Để tồn tại và phát triển, các vi sinh vật cũng đã tạo ra nhiều phương thức để né tránh miễn dịch.

vi khuẩn ngoại bào sống và nhân lên bên ngoài tế bào chủ, gây bệnh bằng cách: ngoại độc tố, nội độc tố và tạo ra các phản ứng viêm dẫn đến hủy hoại tổ chức

đáp ứng miễn dịch của cơ thể đó là trung hòa độc tố và diệt vi khuẩn.

Các cơ chế bảo vệ tự nhiên chống vi khuẩn ngoại bào

  • Thực bào
  • Hoạt hóa bổ thể
  • Giải phóng cytokin: khi hoạt hóa cytokin và các chất gây viêm, các tế bào miễn dịch được hoạt hóa, giúp bạch cầu bám dính và xuyên làm nhiệm vụ thực bào.
  • Cơ chế bảo vệ đặc hiệu: có hai cơ chế bảo vệ đặc hiệu đó là miên dịch dịch thể và miễn dịch tế bào

+ Miễn dịch dịch thể:

Nếu kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức thì trực tiếp kích thích tế bào lympho B hoạt hóa để sản xuất kháng thể đặc hiệu.

Nếu kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức thì được đại thực bào bắt giữ, xử lý và trình diện cùng phân tử MHC-II cho tế bào TCD4+ các tế bào này sẽ hoạt hóa và tiết lymphokin giúp tế bào lympho B sản xuất kháng thể đặc hiệu.

+ Vai trò của kháng thể

Trung hòa độc tố làm mất độc tính độc, ngăn cản không cho độc tố bám vào tế bào

Ig A tiết ngăn cản vi khuẩn bám vào niêm mạc ngăn không cho chúng xâm nhập vào cơ thể

Tăng cường thực bào nhờ opsonin hóa: các kháng thể gắn đặc hiệu với kháng nguyên tại phần Fab gắn thụ thể C3b hoặc với thụ thể trên bề mặt đại thực bào. Nhờ opsonin hóa mà vi khuẩn nhanh chóng bị tiêu diệt và đào thải.

  • Sự né tránh của vi khuẩn ngoại bào:

+Thay đổi protein bề mặt có khả năng bám vào bề mặt tế bào để tiếp cận và xâm nhập sâu

+Các vi khuẩn tạo vỏ bọc chống thực bào, ức chế hoạt hóa bổ thể

+Ngoại độc tố gây độc cho tế bào thực bào

+Biến đổi kháng nguyên bề mặt tạo kháng nguyên mới , làm mất hiệu lực của miễn dịch đã có

  1. Miễn dịch chống vi khuẩn nội bào

Vi khuẩn nội bào sống và nhân lên ngay trong cơ thể vật chủ. Các kháng thể dịch thể không tiếp xúc được với vi khuẩn nội bào vì vậy cơ chế chống miễn dịch, cơ chế miễn dịch khác với cơ chế miễn dịch đối với vi khuân ngoại bào

  • Cư chế bảo vệ tự nhiên

Thưc bào là hình thức bảo vệ tự nhiên chủ yếu

  • Cơ chế bảo vệ đặc hiệu

Thông qua trung gian tế bào là hình thức bảo vệ chính. Đại thực bào bắt, nuốt, nhưng vẫn trình diện kháng nguyên cho tê bào lympho TCD4. Các tế bào này sẽ tăng cường sản xuất lympho kích thích đại thực bào tiêu diệt vi khuẩn

Nhiễm vi khuẩn nội bào cần chú ý đến tính đề kháng của nó

 

  • Sự né tránh miến dịch của vi khuẩn

Ức chế hòa nhập phagosom và lysosom

Kháng lại các enzym tiêu trong phalysosom

Đục thủng màng phagosom thoát vào màng bào tương trước khi có sự hòa nhập.