Rượu

0
565
rượu
Rate this post
  • Rượu là hợp chất hữu cơ có chứa nhóm -OH. thường được sử dụng làm thức uống phổ biến trong đời sống hàng ngày của mọi người dân ,
  • rượu
  • 2.1. Rượu ethylic (ethanol)

    2.1.1. Tác dụng

     Trên thần kinh trung ương: ức chế thần kinh trung ương, tác dụng này phụ thuộc vào nồng độ rượu trong máu:
    Nồng độ thấp tác dụng an thần, giảm lo âu.
    Nồng độ cao hơn dễ  gây rối loạn tâm thần, mất điều hòa, không tự chủ, rối loạn lời nói, nôn, tâm thần nhầm lẫn..
    Nồng độ quá cao có thể gây hôn mê, ức chế hô hấp và  nguy hiểm đến tính mạng.
     Tại chỗ: bôi ngoài da có tác dụng sát khuẩn (rượu 70o )
     Trên tim mạch: dùng rượu mạnh trong thời gian dài có thể gây giãn cơ tim, phì đại tâm thất và xơ hoá.
     Trên tiêu hoá
    + Rượu < 10o làm tăng tiết dịch vị (nhiều acid, ít pepsin), tăng nhu động ruột, tăng khả năng hấp thu thức ăn ở niêm mạc ruột.
    + Rượu mạnh gây nôn, viêm niêm mạc dạ dày, co thắt hạ vị,  giảm sự hấp thu một số thuốc qua ruột.
     Thân nhiệt: ức chế trung tâm vận mạch, giãn mạch da, thân nhiệt hạ nên gặp lạnh có thể bị chết cóng.

    2.1.2. Dược động học

     Sau uống 30 phút đạt nồng độ cao trong máu. Thức ăn làm giảm hấp thu.
     Phân phối nhanh vào các tổ chức và dịch của cơ thể, qua đƣợc rau thai. Nồng độ trong tổ chức tƣơng đƣơng nồng độ  rượu trong máu.
     Trên 90% rƣợu bị oxy hoá ở gan. Rượu gây cảm ứng microsom gan và làm tăng chuyển hoá của chính nó và một số thuốc có sự  chuyển hóa qua gan như các nhóm barbiturat .

    2.1.3. Ngộ độc rượu

    2.1.3.1. Ngộ độc rượu mạn tính

     Nghiện rượu gây tổn thương một số cơ quan:
    + Xơ gan, viêm gan nhiễm mỡ
    + Viêm dạ dày, tiêu chảy (do tổn thƣơng niêm mạc ruột non)
    + Viêm dây thần kinh, rối loạn tâm thần, giảm khả năng làm việc trí óc, mê sảng (nghiện nặng).
    + Uống rƣợu mạnh và kéo dài cơ tim dễ bị tổn thƣơng và xơ hoá, 5% ngƣời nghiện bị tăng huyết áp.
    + Ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch nên ngƣời nghiện dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, lao…

    + Điều trị:

    + Điều trị căn bản trạng thái nhiễm độc rượu mạn tính:
    • Phương pháp gây ghét sợ: có thể dùng disulfiram để hỗ trợ chữa nghiện rƣợu. Người nghiện chỉ đƣợc uống disulfiram sau khi  nghỉ uống rƣợu 12 giờ
    Người nghiện khi dùng disulfiram nếu uống rƣợu, sau 5 – 10 phút sẽ thấy: nhức đầu và khó thở, buồn nôn, khát, đau ngực, hạ huyết áp…làm cho ngƣời nghiện sợ rƣợu. Các biểu hiện trên kéo dài 30 phút đến vài giờ (chỉ cần uống 7ml rượu gây hội chứng nhẹ)
    Liều dùng: uống 250 – 500mg/ngày, trong 1 – 2 tuần, sau chuyển sang liều duy trì 125mg/ngày. Tiếp tục dùng lâu dài cho tới khi tạo đƣợc cơ sở để kiềm chế lâu dài.
    Viên nén: 250mg, 500mg
    Disulpiram là chất không độc, song làm thay đổi rõ chuyển hóa trung gian của rƣợu, làm nồng độ acetaldehyd gấp 5 – 10 lần bình thường nên không  tự ý dùng (phƣơng pháp này chỉ chọn lọc với ngƣời có ý chí cao và có chỉ định của bác sỹ).
    • Các biện pháp tâm lý xã hội ( có sự thâm gia của gia đình và xã hội)
    + Khẩn trƣơng điều trị các trạng thái nhiễm độc rƣợu cấp tính

    2.1.3.2. Điều trị ngộ độc cấp tính

     Rửa dạ dày nếu mới bị ngộ độc
     Truyền glucose để chống hạ đƣờng máu , tránh tăng ceton máu
     Bệnh nhân co nôn nhiều có thể dùng thêm kali (nếu thận bình thƣờng)
     Vitamin nhóm B1, vitamin B6 để làm giảm nhẹ các tổn thƣơng thần kinh do rƣợu gây ra

    2.1.4. Ứng dụng

     Sát khuẩn ngoài da và dùng làm đồ   khai vị, làm tăng cân nếu dùng trong bữa ăn vì giảm chuyển hóa năng lượng .

    2.1.5. Tương tác

     Thuốc an thần, thuốc ngủ, chống co giật, thuốc giảm đau loại morphin  tăng tác dụng của rƣợu trên thần kinh trung ương.
     Rượu làm tăng tác dụng không mong muốn trên đƣờng tiêu hoá của  thuốc hạ sốt – giảm đau – chống viêm.
     Làm giảm hiệu quả điều trị của một số thuốc chuyển hoá qua microsom gan do cảm ứng enzym.
     Do giãn mạch ngoại vi ta nên uống cùng thuốc hạ huyết áp, có thể gây tụt huyết áp đột ngột quá mức.
     Rượu làm tăng tính thấm của kháng sinh aminosid và  thuốc chống giun sán qua đƣờng tiêu hoá.

    2.2. Methanol (rượu methylic):

  • Độc, chỉ dùng trong công nghiệp, cấm dùng trong điều trị

    2.3. Ethylen glycol:

  • Chỉ dùng trong công nghiệp cấm dùng trong Y tế. Khi ngộ độc gây nhiễm toan chuyển hóa và suy thận.