Thuốc điều trị nấm

0
1224
Rate this post
  1. Phân loại các thuốc chống nấm theo cơ chế tác dụng

Tế bào nấm gồm thành phần chính:  vách tế bào, màng tế bào, tế bào chất, và nhân

Để tiêu diệt được nấm, các thuốc có các đích tác dụng:

  • Vách tế bào: ức chế tổng hợp vách: Echinocandins
  • Màng tế bào:

+ Rối loạn màng tế bào, thay đổi tính thấm màng tế bào: Amphotericin B, Nystatin

+ Ức chế tổng hợp Esgosterol là thành phần chính của màng tế bào: Azol chống nấm

  • Nhân: ức chế tổng hợp acid nucleic: Flucytosin5

2. Các đại diện thuốc chống nấm hay sử dụng

Amphotericin B

  • Cơ chế tác dụng: Amphotericin B gắn trên màng tế bào nấm, làm thay đổi tính thấm của màng tế bào với các ion Na+, K+,Mg2+,..dẫn đến thoát ion, gây ly giải tế bào, gây diệt nấm
  • Diệt nấm hoặc kìm nấm phụ thuộc vào số lượng nấm và nồng độ của thuốc
  • Nấm kháng thuốc: giảm số lượng hoặc thay đổi cấu trúc esgosterol của màng
  • Đặc tính dược lý của thuốc: Amphotericin B, Nystatin

+ ưu điểm: ít bị đề kháng, phổ kháng nấm rộng

+ Nhược điểm: thân lipid và nước nhưng kích thước phân tử lớn nên kém hấp thu, nystatin không hấp thu; không vào được dịch não tủy, đối kháng tác dụng với azol, vì vậy không được kết hợp hai loại thuốc này để điều trị nấm

+ Tác dụng không mong muốn: Thuốc có tính chọn lọc kém, khó phân biệt cholesterol của tế bào người và esgosterol của nấm, dễ gây ra tác dụng phụ, độc tính, đó là

Tức thì: sốt, rét run, buồn nôn, tụt huyết áp, loạn nhịp

Ngắn: gây độc cho thận

Dài: thiếu máu

  • Chỉ định: Nystatin: dùng ngoài

Amphotericin B: truyền tĩnh mạch đối với nhiễm nấm nội tạng, nhiễm nấm đe dọa tính mạng, nhiễm nấm ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch ( lựa chọn đầu tay)

Nhược điểm: Hấp thu kém, vì vậy khắc phục bằng cách chế tạo dạng liposome

Hiện nay có 3 loại liposome Amphotericin B trên thị trường : thân nước, dễ hấp thu, giảm độc tính, giảm hạ Kali máu. Khuyến cáo sử dụng điều trị trong trường hợp nhiễm nấm sâu, nấm nội tạng, ở bệnh nhân không đáp ứng Amphotericin B dạng qui ước, suy thận tiến triển, chống chỉ định dùng Amphotericin B cho bệnh nhân suy thận tiến triển.

Azol chống nấm

  • Cơ chế tác dụng: Ức chế enzym 14 alpha-dimethylase (ERG 11-cyp 450), enzym xúc tác cho phản ứng chuyển cuối cùng: LanosterolàEsgosterol: ngăn cản tổng hợp màng tế bào nấm, có tác dụng kìm nấm
  • Nấm kháng thuốc theo cơ chế:

+ Thay đổi cấu trúc enzym

+ Thay đổi con đường tổng hợp màng tế bào

+ Sử dụng bơm tống thuốc

  • Gồm hai nhóm lớn: Imidazol, Triazol. Trong đó Triazol độc tính ít hơn do enzym người ít cịu tác dụng của triazol hơn.
  • Tác dụng không mong muốn:

Do enzym 14 alpha-dimethylase, là thành viên của cyp 450 ở người, vì vậy thuốc có thể tấn công vào ức chế cyp 450, gây ra tương tác với một số thuốc dùng kèm, làm tăng độc tính của thuốc dùng kèm. Mặt khác enzym còn tham giam vào sinh tổng hợp hormon, khi dùng có thể gây teo tuyến thượng thận. Hậu quả: rối loạn nội tiết: Nam: gây vú to, giảm ham muốn tình dục; Nữ: rối loạn kinh nguyết, làm chảy sữa

  • Đại diện: Ketoconazol, Clortrimazol, Fluconazol,..