Tác dụng chữa bệnh của cây bông mã đề và cây bạch cập

0
657
cây bông mã đề
Rate this post

Cây mã đề hay còn gọi là cây bông mã đề.

Cây mã đề

cây bông mã đề

Đặc điểm thực vật:

– Cây thảo, sống dai,thân ngắn. Lá mọc quanh gốc hình hoa thị, cuống lá dài và rộng. Phiến lá rộng, có các gân lá hình vòng cung chạy dọc theo phiến rồi đồng quy ở gốc và ngọn lá.
– Kiểu hoa: dạng bông, mọc thẳng đứng. Hoa lưỡng tính, có 4 lá đài xếp chéo nhau hơi dính ở gốc. Tràng hoa có màu nâu, khô xác, đài tồn tại.
– Dạng quả hộp chứa 8 – 13 hạt. Vỏ bên ngoài hạt hoá nhầy khi tiếp xúc với nước.
– Cây mọc hoang ở rất nhiều nơi.

Bộ phận dùng:

Hạt, lá mã đề.

Thu hái, chế biến:

– Lá thu hoạch khoảng tháng 5 – 7, hạt từ tháng 6 – 8. Cắt các bông già đem về phơi khô, vò, xát và xẩy sạch vỏ ; tiếp tục phơi khô cho đến khi độ ẩm hạt dưới 10 %. Hạt hình bầu dục hơi dài, nhỏ dẹt. Mặt ngoài hạt hơi nâu hoặc nâu đen.

Thành phần hoá học chính:

Chất nhầy, iridoid, các acid hữu cơ như như acid cinnamic, cafeic, vitamin C , vitamin K, carotenoid,…

Tác dụng:

– Có tính kháng khuẩn, lá hãm nước sôi để rồi nguội dùng để rửa mắt khi có viêm kết mạc, viêm mí mắt. Dùng làm nước súc miệng.
– Các trường hợp bí tiểu, đi tiểu ra máu, chữa ho, viêm loét dạ dày – tá tràng.
– Lá tươi giã đắp mụn nhọt.
– Hạt mã đề hay còn gọi là hạt xa tiền tử; hạt được dùng để nhuận tràng, làm tăng thể tích phân. Lớp chất nhày ở hạt tạo ra 1 lớp màng bảo vệ niêm mạc ruột nên có tác dụng tốt trong đau dạ dày, viêm ruột, táo bón. Hạt cũng có tác dụng chữa ho, long đờm.

Cây bạch cập

cây bạch cập

Đặc điểm thực vật:

– Dạng cây thảo, sống nhiều năm, cao gần 1 m. Mọc hoang và phát triển ở những nơi đất ẩm. – Lá mọc từ thân rễ, mỗi cây có từ 3 – 5 lá, hình mũi mác dài 20 – 40 cm, rộng 3 – 5 cm và mặt lá có nhiều nếp nhăn dọc.
– Hoa có màu đỏ tía, nở vào mùa hè.
– Thân rễ phát triển thành củ, dự trữ nhiều chất nhày.

Bộ phận dùng:

– Thân rễ hoá củ, bỏ vẩy và rễ con, rửa sạch và sấy lửa nhỏ đến khô. Dược liệu đã chế biến là những khối sừng, vị đắng và nhớt. Có thể tán thành bột để dùng.

Thành phần hoá học chính:

Chất nhày.

Tác dụng:

– Nghiên cứu trên chuột cho thấy có tác dụng chống loét dạ dày tá tràng  của cây bạch cập.
– Tác dụng kháng khuẩn.
– Dùng trong trường hợp ho ra máu, trĩ, kiết lỵ ra máu.
– Bôi ngoài chữa mụn nhọt, các vết thương, vết loét ( phối hợp với thạch cao ).

Dạng dùng:

Thuốc sắc hoặc bột.